22 tháng 5, 2010

Lợi ích từ quả mít

TìmNhanh!- Mặc dù lâu nay chúng ta ăn mít vì vị ngon ngọt đặc trưng, nhưng ít người trong chúng ta biết được những lợi ích cho sức khỏe mà mít có thể đem lại.

Quả mít là một loại trái cây có nhiều thịt và thơm, có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Sri Lanka… và được trồng phổ biến ở các nước Châu Á.

Có 2 loại chính: mít ướt và mít ráo. Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của quả mít đều ăn được.

Múi mít chín thường được ăn tươi, xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa, hạt mít luộc chín để ăn. Quả mít non còn được dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…

Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B2, canxi, kali, sắt, natri, kẽm... và có hàm lượng calo rất thấp, trong 100 gram mít chứa chỉ có 94 calo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gram có tới 300 milligram. Do đó, mít thật sự là nguồn dinh dưỡng có ích đối với người bị cao huyết áp.

Một lợi ích nữa mà mít đem lại đó là nguồn vitamin C. Cơ thể con người không thể tạo ra vitamin C một cách tự nhiên, nên chúng ta phải ăn những thực phẩm có chứa nó. Bởi vì vitamin C là một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại những gốc tự do, giữ lại những tế bào trong cơ thể và làm hệ thống miễn dịch mạnh lên cũng như giữ cho răng lợi chúng ta chắc khỏe.

Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.

Ngoài những lợi ích trên, rễ mít còn dùng để chữa bệnh bệnh hen suyễn, tiêu chảy và sốt.

Gỗ cây mít rất bền chắc, có màu vàng đậm và thường được dùng để xây dựng nhà cửa, đặc biệt là để xây dựng những cung điện hoàng gia ở Bali và nhiều ngôi đền ở Việt Nam. Gỗ cây mít khi luộc chín sẽ cho ra một chất nhuộm màu vàng cam và trước đây rất lâu được những nhà sư dùng để nhuộm áo cà sa.

Nguồn: Diendan.Eva.Vn.

21 tháng 5, 2010

Cà Chua, Một Loại Thực Vật Hữu Ích

Trần Anh Kiệt sưu tầm
Cà chua hay cà tô mát là một loại thực vật rất dễ trồng. Thông thường thì nó có màu đỏ. Cà chua chứa rất dồi dào chất dinh dưỡng như sinh tố A và C, chất potassium, chất đạm, chất xơ và lycopene.

Vào thế kỷ thứ XVI, cà chua được nhập cảng vào Âu Châu bởi người Tây Ban Nha. Sau đó cũng được dân chúng các nước Tây Phương khác như Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi ưa thích. Cà chua là thổ sản của dân Aztec và Incas ở Nam Mỹ. Trước năm 700 (sau Công nguyên), trái cà chua rất nhỏ và hình dáng giống như trái dâu tây. Cà chua mà chúng ta dùng hiện thời có nguồn gốc xuất xứ từ Mễ Tây Cơ ở Trung Mỹ và được dân địa phương gọi là Tomati.

Tại Anh Quốc, cà chua rất được dân chúng bản xứ ưa chuộng một phần vì trái có màu đỏ trông rất đẹp. Tuy nhiên lúc đầu, họ rất dè dặt và coi là một thứ trái có chất độc. Ở Hoa Kỳ, lúc sơ khởi, dân chúng cũng thận trọng khi sử dụng cà chua vì nó thuộc họ hàng của cây nightshade có độc tố. Ở bên Đức cà chua được dân chúng ưa thích nên được ca ngợi là “Trái táo của Thiên Đàng” (The apples of Paradise). Vào năm 1812 cư dân Creoles ở New Orleans coi cà chua là món ăn truyền thống. Sau đó không bao lâu, cà chua được dân chúng ở Maines thuộc vùng bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ phối hợp với đồ biển và làm thành các món ăn rất ngon hạp với khẩu vị của rất nhiều người.

Chúng ta đã sử dụng cà chua rất nhiều nhưng không mấy ai để ý thắc mắc nó thuộc giống trái cây hay rau cải. Tuy nhiên sau nhiều cuộc tranh luận, các nhà thực vật học đã chánh thức liệt cà chua vào loại rau cải và có tên khoa học là Lycopersicon.

Đối với sức khỏe của con người, một trái cà chua có tầm cỡ trung bình cung cấp một lượng sinh tố C bằng phân nửa nhu cầu hàng ngày của một người lớn. Nó cũng là nguồn cung cấp chất đạm (protein), chất xơ và nhiều nhất là chất Lycopene, đồng họ với Carotenoid kể cả chất Betacarotene hàm chứa rất nhiều trong củ cà rốt. Chất này cũng tìm thấy có nhiều trong hạch tuyến tiền liệt trong cơ th của con người. Lycopene là một thành phần của chất Antioxidant làm cho trái cà có màu đỏ thắm. Trên thực tế, cà có màu đỏ chừng nào thì chứa chất Lycopene nhiều chừng nấy.

Lycopene là một trong những amino acids rất cần thiết cho cơ thể của con người. Tuy nhiên cơ thể không có khả năng tự sản sinh ra được mà phải hấp thụ từ bên ngoài bằng đường ăn uống. Nó thuộc gia đình Carotenoids, cùng với sinh tố C và E tạo thành chất Antioxidant có nhiệm vụ che chở cơ thể chống lại sự suy thoái tế bào và căn tự do (free radical), nên có khả năng phòng ngừa được bệnh ung thư phát khởi.

Các nghiên cứu khoa học chứng minh những người đàn ông nào hàng tuần ăn cà chua từ mười lần trở lên sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến 45 phần trăm. Cà chua còn sống chứa đến 90 phần trăm Lycopene. Nếu nấu chín, thành phần này sẽ giảm bớt, nên chúng ta phải ăn nhiều hơn. Những người đàn ông có nhiều lượng Lycopene trong cơ thể cũng sẽ giảm thiểu được 50 phần trăm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tránh được chứng ngất xỉu (stroke) xảy ra bất thình lình.

Ngoài ra những nghiên cứu khác cũng cho thấy những ai ăn cà chua từ bảy lần trở lên trong tuần cũng sẽ tránh được một nữa nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa như miệng, bao tử, ruột già và ruột cùng. Những phụ nữ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đến 5 lần, đồng thời cũng ngừa được sự phát sinh bệnh ung thư lá lách.

Theo nguyên lý ẩm thực Đông Phương, cà có tính âm và hàn nên không được coi là một thứ thức ăn tốt cho sức khỏe. Nó thường gây đau nhức và những cảm giác không thoải mái trong cơ thể. Vì thế trong dân gian nước ta có câu “một trái cà tốn bằng ba chén thuốc”. Tuy nhiên chữ cà trong tiếng Việt bao gồm nhiều loại khác nhau như cà nâu, cà dài, cà pháo và cà độc dược hay cà dược.

Các loại cà này đều có thân và lá giống nhau nên được coi như cùng họ thực vật. Riêng cà chua có lá và thân thuộc dạng khác, đã được khoa học xác minh rõ ràng có lợi cho sức khỏe và phòng ngừa được một số bệnh tật hiểm nghèo. Vậy chúng ta hãy vì lợi ích trước mắt mà đắn đo và thử nghiệm. Biết đâu nó sẽ chẳng là một thứ thần dược mang đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều lợi ích thiết thực hơn.

19 tháng 5, 2010

Khuyến khích ăn chay để gia tăng phẩm chất đời sống và tuổi thọ

Phỏng vấn giám đốc của Khoa Dinh dưỡng Y viện Adventist Ðài Loan
Y viện Ðài An (Taiwan Adventist Hospital) là một bệnh viện thuộc nhà thờ được thành lập bởi hội Cơ Ðốc Phục Lâm. Sứ mệnh của y viện là làm theo những gì Chúa nói trong Sáng Thế Ký của Thánh Kinh: “Này các con, Ta cho các con mọi thứ thảo mộc trổ hạt ở mọi nơi trên mặt đất, và mọi thứ cây sinh quả trổ hạt, đó sẽ là thức ăn của các con”. Ðiều này có nghĩa là nên ăn chay. Y viện Adventist Ðài Loan được thành lập năm 1955 cũng là bệnh viện ăn chay đầu tiên.
Bệnh viện đã phục vụ cho người Formosa trong suốt 52 năm nay. Ngoài việc được công nhận là một bệnh viện nhân ái với kỹ năng y tế xuất sắc, còn nổi tiếng về khoa ngăn ngừa bệnh tật và cổ động phép ăn chay dinh dưỡng. Chủ tịch ủy ban đương thời của y viện là cha Hu, nhấn mạnh sự vô cùng quan trọng của một phép ăn uống lành mạnh. Ông là người ăn chay trường tinh khiết và tán thành phép ăn uống hoàn toàn chay cho cả bệnh viện. Thức ăn thời nay càng lúc càng trở nên tinh chế hơn. Một số người thậm chí mắc bệnh kinh niên từ những thức ăn tinh chế này. Từ năm 1977, Y viện Adventist Ðài Loan đã bắt đầu quảng bá một chương trình ăn chay dinh dưỡng BẮT ÐẦU MỚI không trứng, không sữa, không dầu tinh chế, không đường, nhưng với nhiều chất sợi. Chương trình lối sống BẮT ÐẦU MỚI được thực hiện trong 170 bệnh viện Adventist toàn cầu.
Theo nghiên cứu của những Y viện Adventist Hoa Kỳ đã chứng minh rằng chương trình BẮT ÐẦU MỚI là phép ăn uống để gia tăng tuổi thọ và tránh được bệnh ưng thư và các chứng bệnh khác. Không lạ gì khi Y viện Adventist Ðài Loan đã chiếm được nhiều tuyên dương đặc biệt qua nhiều năm trong những kỳ đánh giá bệnh viện lành mạnh hàng năm ở thành phố Ðài Bắc. Thêm vào đó, giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Hoa và nhiều chuyên viên dinh dưỡng khác đã hết sức khen ngợi kết quả khả quan của phép ăn uống lành mạnh thực hành trong các Y viện Adventist Ðài Loan.
Một buổi sáng trời nắng đẹp, các hội viên từ Trung tâm Ðài Bắc của Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đến viếng thăm Y viện Adventist Ðài Loan. Họ phỏng vấn giám đốc Qiqing Liu của Khoa Dinh dưỡng, người đã làm việc cho bệnh viện này được 19 năm. Bà đã theo phép ăn uống BẮT ÐẦU MỚI và cũng là tín đồ Cơ Ðốc giáo sùng đạo. Trong cuộc phỏng vấn, giám đốc Liu nêu ra rằng khoa học đã chứng minh không cần biết là từ quan điểm sức khoẻ hay từ quan điểm cấu trúc ruột của con người, loài người đặc biệt là những người bệnh phải nên ăn chay. Mặc dù thịt có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa rất nhiều chất có hại cho các bộ phận trong cơ thể con người, không tốt cho sức khoẻ của chúng ta, đặc biệt là cho những người bị bệnh.
Giám đốc Liu cũng nói với chúng tôi rằng thức ăn mà chúng ta ăn vào có ảnh hưởng rất quan trọng cho sức khoẻ của chúng ta. Khoa Dinh dưỡng chỉ là một trong nhiều phân bộ của bệnh viện. Nhân viên của phân bộ có giới hạn và tùy thuộc vào sự hợp tác của tất cả các cán sự y tế để thực hành sứ mệnh của phân bộ. Ví dụ, các nhân viên tuyến đầu như y tá có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân sự quan trọng của phép ăn uống lành mạnh. Chuyên viên về chế độ ăn uống liệt kê những điểm chính về phép ăn uống lành mạnh phía sau của thực đơn và giới thiệu những điểm này khi họ thăm viếng các bệnh nhân. Không phải chỉ có bệnh nhân, mà tất cả các nhân viên cần nuôi dưỡng một khái niệm ăn uống khoẻ mạnh. Do đó, trong chương trình thụ huấn cho nhân viên mới, Khoa Dinh dưỡng giới thiệu rất chi tiết về sự ăn kiêng, bao gồm “Tám nguyên tắc cho sức khoẻ tốt”. Bệnh viện cung cấp những lớp thụ huấn này mỗi năm ba lần như một phần của lớp giáo dục chuyên nghề.

Bích chương xinh đẹp quảng bá phép ăn chay và những khái niệm đúng đắn về chế độ ăn uống lành mạnh trên tường của phòng phục vụ ăn uống của bệnh viện

Ngoài việc trau giồi giáo dục về ăn chay trong bệnh viện, Y viện Adventist Ðài Loan cũng tổ chức những chương trình Lối sống BẮT ÐẦU MỚI định kỳ ở Trung tâm Giáo dục Sức khoẻ SanYu tại thị xã Yuchi của tỉnh Nam Ðầu. Trong chương trình dài 13 ngày này, có những bác sĩ y khoa cung cấp việc khám sức khoẻ và chuyên viên về chế độ ăn uống giới thiệu những nguyên tắc về dinh dưỡng, và trình bày những cách tự nhiên để chuẩn bị thức ăn. Mục đích của chương trình này là cho những tham dự viên thể nghiệm một phép ăn uống và một lối sống khoẻ mạnh để họ có thể tiếp tục thực hành khi về nhà. Tình trạng sức khoẻ của nhiều người tham dự được tiến bộ một cách rõ rệt sau 13 ngày. Ví dụ, một tham dự viên là một bác sĩ, có lượng mỡ trong máu hơn 300 mg/dl trước khi tham dự chương trình (số lượng mỡ bình thường trong máu là ít hơn 200mg/dl). Sau 13 ngày, lượng mỡ trong máu của ông đã trở lại mức bình thường. Một tham dự viên khác bị bệnh tiểu đường từng phải uống 13 viên thuốc mỗi ngày để khống chế số lượng đường và mỡ trong máu. Sau chế độ ăn uống lành mạnh, số lượng thuốc dùng đã giảm xuống còn 3 viên.
Theo bác sỹ Liu, nhiều người bị bệnh thống phong và cao mỡ đã có sự tiến bộ về sức khoẻ sau khi theo phép ăn uống BẮT ÐẦU MỚI. Thật đáng tiếc là nhiều người chỉ nhận thức được sự quan trọng của sức khoẻ sau khi họ bị bệnh nghiêm trọng. Cuối buổi viếng thăm của chúng tôi, giám đốc Liu nhấn mạnh: “Sức khoẻ là tài sản của chúng ta, và nếu chúng ta muốn khoẻ mạnh, chúng ta phải bắt đầu bằng cách lập thói quen ăn uống lành mạnh và một nếp sống tốt để gia tăng tuổi thọ và phẩm chất đời sống của chúng ta. Mặc dù sự khoẻ mạnh về thân thể là quan trọng, chúng ta cũng cần có tín ngưỡng tâm linh để quân bình phương diện thân và tâm. Chúng ta nên tin vào Thượng Ðế. Niềm tin vào lực lượng thiêng liêng liên kết trực tiếp đến sự khoẻ mạnh thân thể, nó giải tỏa sự căng thẳng tinh thần, v.v...”
Sau cuộc phỏng vấn, giám đốc Liu dẫn chúng tôi đến phòng phục vụ ăn uống cho nhân viên để dùng bữa trưa. Phòng ăn rất ấm cúng với ánh sáng dễ chịu. Ðủ loại công thức nấu chay được dán trên tường. Thức ăn chay lành mạnh đầy màu sắc trong phòng ăn khiến ai cũng không khỏi thèm thuồng. Trên mỗi bàn ăn có một bản in “Tám nguyên tắc cho sức khoẻ tốt” của Khoa Dinh dưỡng. Ðó là: dinh dưỡng, thể dục, nước uống, ánh sáng mặt trời, điều độ, không khí, nghỉ ngơi, và niềm tin vào lực lượng thiêng liêng. Tin tức này giúp mỗi quan khách hiểu được khái niệm và nguyên tắc giữ cho sức khoẻ tốt trong lúc đang thưởng thức bữa ăn.
Phòng phục vụ ăn uống không chỉ dành cho riêng nhân viên, nhiều bệnh nhân, và khách thăm viếng cũng vào đây. Các món ăn ngon lành mạnh nhận được rất nhiều sự khen tặng. Phòng phục vụ ăn uống thông thường đều đầy ngập người và có lúc không còn thức ăn. Viên giám đốc mỉm cười cho biết nhiều người từ những khu thương mại lân cận cũng đến đây để ăn hay mua bánh mì dinh dưỡng mới ra lò. Lúc đó, một phụ nữ làm việc cho một công ty lân cận nói với chúng tôi rằng bà không phải là người ăn chay nghiêm nhặt, nhưng vì thường đến đây ăn, bà cảm thấy rất khoẻ, thậm chí muỗi cũng không còn cắn bà nữa! Khi bà biết rằng chúng tôi đến để phỏng vấn nhân viên bệnh viện, và nhóm của chúng tôi quảng bá việc ăn chay, bà vui mừng nói với chúng tôi rằng thức ăn chay lành mạnh rất tốt cho cơ thể của con người và đáng được quảng bá.
Các món ăn ngon lành mạnh được khách hàng chiếu cố và khen tặng.
Trong bữa ăn trưa, giám đốc Liu nói rằng bà đã sống ở Hoa Kỳ 7 năm. Vào năm 1992, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xuất bản cuốn “Kim tự tháp ăn kiêng”. Rồi từ đó trở đi chính phủ quảng bá phép ăn uống lành mạnh trong các trường tiểu học và trung học. Chế độ ăn uống lành mạnh cần phải được thực hành ở lúc tuổi còn nhỏ để tránh những chứng bệnh gây ra do sự ăn uống không tốt.
Sau bữa ăn trưa, chúng tôi rời bệnh viện. Chúng tôi cảm thấy nhận được rất nhiều lợi ích trong ngày hôm đó. Chúng tôi thành tâm hy vọng Thượng Ðế sẽ gia trì bệnh viện này, là nơi chăm sóc tình trạng sức khoẻ cho mọi người và quảng bá phép ăn chay lành mạnh. Chúng tôi cũng hy vọng rằng trong một tương lai gần, phép ăn chay lành mạnh sẽ được chấp nhận ở mọi góc cạnh trên thế giới.

Mạng lưới dưới đây chứa đựng những chi tiết về chương trình Lối Sống BẮT ÐẦU MỚI và những nghiên cứu tương tự: http://www.tahsda.org.tw/newstart/about/about02.htm (Tiếng Hoa) http://www.newstart.com/NSacronym.html (Tiếng Anh)

8 tháng 5, 2010

Sư tử ăn chay ‘Little Tyke’ đưa chúng ta vào vương quốc an bình

Ðịa cầu có thể trở thành một cảnh giới tuyệt vời, tùy chúng ta có theo đúng kế hoạch của Thượng Ðế hay không.

Little Tyke là tên cô sư tử con được cứu lúc còn nhỏ khi mẹ nó bị bắt từ một môi trường thiên nhiên đem để vào một thảo cầm viên. Có lẽ vì giận dữ khi bị nhốt trong chuồng và bị tước đoạt môi trường đẹp đẽ của thiên nhiên, sư tử mẹ đã giết hết những sư tử con khi vừa mới sinh. May mắn thay, khi Little Tyke mới sinh, nó đã được George và Margaret Westbeau, một cặp vợ chồng yêu thú vật cứu thoát và đưa đến nông trại mang tên Hidden Valley Ranch của họ. Tại đây, Little Tyke đã gia nhập vào với những thú vật khác bao gồm ngựa, gia súc, gà, công, mèo con và chó. Nông trại Hidden Valley Ranch, tọa lạc gần con sông Green River thuộc tiểu bang Washington, được George và Margaret Westbeau thành lập và điều hành từ năm 1957. Những thú vật trú ngụ tại Hidden Valley - sư tử con, cừu con, chó, mèo, gà và nai - sống gần gũi với nhau. Bạn thân và gần gũi nhất của Little Tyke là Becky, một con cừu con. Một tấm ảnh cho thấy Little Tyke và Becky nằm cạnh nhau đã tạo hứng khởi cho mọi người nhìn thế giới một cách khác hơn.

Little Tyke quay đầu đi, từ chối thịt.

Từ khi sinh ra, Little Tyke đã từ chối ăn thịt thú vật. Thức ăn thường ngày của cô sư tử ăn chay gồm có ngũ cốc - được chọn vì có nhiều chất đạm - chất vôi, chất béo và chất sợi thô. Bà Margaret luôn luôn nấu trước đủ ăn cho vài ngày. Khi đến giờ ăn, hai nắm ngũ cốc đã nấu chín cùng nửa ga-lông sữa là thức ăn khoái khẩu của Little Tyke. Con búp bê nhựa, món đồ chơi ưa thích của Little Tyke phải luôn luôn có mặt cạnh bên! Little Tyke từ chối không gặm xương. Do đó, để tăng cường sự khoẻ mạnh của răng và nướu, những người chăm sóc rải nước hoa lên giày ống cao su để dụ nó gặm.

Theo sự quan sát của ông Westbeau, "Ðể giữ bao tử khỏe mạnh, cô sư tử bỏ một tiếng đồng hồ để gặm cỏ cao trong cánh đồng". Ông đã chấp nhận Little Tyke là con thú ăn chay sau khi đọc trong Sáng Thế Ký 1:30 "Và đối với tất cả những thú dữ trên mặt đất, và tất cả những loài chim trên không, và tất cả những loài bò trên mặt đất, trong đó có sự sống, Ta ban cho chúng thực vật làm thức ăn, và đó là vậy". Những đoạn kinh khác trong Isaiah 11:7 và 65:25 cũng chứng minh cho sự tiên đoán này, "Bò sẽ ăn chung với beo, con nhỏ của chúng nằm chung với nhau, và sư tử ăn rơm giống như bò đực". Chẳng may, khi đến Hollywood trong 3 tuần để ra mắt trong một chương trình giải trí, Little Tyke bị nhiễm một siêu vi khuẩn sưng phổi, chứng bệnh đã khiến nó mất mạng vài tuần sau đó, vào lúc 9 tuổi. Cuộc đời nó kết thúc, nhưng tinh thần cô sư tử nhỏ vẫn tiếp tục. Little Tyke đã phản ảnh tình thương và sự chăm sóc được mang đến cho nó từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.

Những trích dẫn sau từ Thánh Kinh nói về vương quốc an bình và sự hài hòa giữa các chúng sinh: Chó sói sẽ ở chung với cừu non, và beo sẽ nằm chung với dê non; và bò con và sư tử nhỏ sẽ nằm với nhau; và một đứa trẻ sẽ dẫn chúng. (I-sai-a 11:6).

Ðoạn kinh cho thấy con người lãnh đạo thiên nhiên và đóng một vai trò đặc biệt trong kế hoạch của Thượng Ðế dành cho thế giới.

Người Do Thái, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo - tất cả tôn giáo dòng Abraham - được thừa hưởng lý tưởng của Thánh Kinh từ phép ăn uống của Vườn Ðịa Ðàng, dựa trên tình thương và sự kính trọng đối với tất cả các sinh vật (Sáng Thế Ký 1:29, 9:2-4; I-sai-a 11:6-9). Câu chuyện của Little Tyke giúp nhân loại nhận ra rằng những vương quốc an bình thật sự hiện hữu. Sự liên hệ giữa con người và thú vật phải nên cao quý và duy trì sự chính trực, ổn định và nét đẹp của những cộng đồng sinh quyển thiên nhiên."

7 tháng 5, 2010

Hàng ăn trưa dành riêng cho ăn chay

Một phong trào mới đã bắt đầu ở những môi trường ít ai nghĩ đến – tận miền nam, nơi mà lâu nay nổi tiếng về đồ chiên xào, đồ ăn có nhiều chất béo và số tỷ lệ bệnh tim và tai biến mạch máu não cao hơn các vùng khác trong nước.
Trong nhiều năm, những món không thịt tiêu biểu có thể tìm được trong các phòng ăn của trường trung học ở Hoa Kỳ gồm chỉ có món gỏi thường, trái cây và pizza phó-mát. Tuy nhiên, theo sự quan sát của bà Miriam Archibong, sáng lập viên câu lạc bộ ăn chay của trường trung học Grady ở Atlanta, Georgia, thì món rau trộn không đủ dinh dưỡng, và "pizza phó mát không lành mạnh bởi vì có nhiều chất dầu mỡ". Không đủ món chay để chọn lựa, Miriam và những học sinh ăn chay khác thấy không thỏa mãn, cho nên họ tìm cách thêm nhiều món chay trong phòng ăn ở trường trung học của họ.
Hai năm trước đây, câu lạc bộ ăn chay đã đạt được mục tiêu của họ – trường trung học Grady đã trở thành một trong những trường đầu tiên trong nước có hàng ăn chay trưa riêng biệt với thực đơn bao gồm nhiều món ăn đa dạng như cuốn chay, rau trộn pasta, bánh mì thịt chay, pizza chay, và "sloppy joes" làm bằng đậu hủ. Hàng ăn chay trưa lúc đầu chỉ sáng lập cho 30 học sinh thuộc câu lạc bộ ăn chay, nhưng đã nhanh chóng trở nên thịnh hành, và nhiều người ăn mặn cũng nhảy vào hàng. Phòng ăn giờ đây phục vụ món chay lên tới 400 học sinh trong số 1200 học sinh trong trường mỗi ngày. Những học sinh ăn mặn nhìn vào hàng ăn chay nói họ thích có sự chọn lựa món ăn không thịt hơn.
Hàng ăn chay của trường trung học Grady được coi như là một trong những trường đầu tiên trong nước. Các trường trung học miền tây duyên hải giờ đây đang tính cho thêm những món ăn chay vào phòng ăn của họ. Ông Tom Callahan, cựu phó chủ tịch của công ty Sodexho, là công ty cung ứng thức ăn cho trường Grady, cho biết những trường trong Eugene, Oregon, và trong các thành phố tân tiến có ý thức về sức khỏe ở miền tây bắc thái bình dương, đã bắt đầu nhìn vào tấm gương của Atlanta. Chủ trương trong quá khứ là đơn giản cung ứng món ăn không thịt, Callahan nói. Nhưng năm qua, công ty của ông đã đem thực đơn ăn chay riêng biệt đến Eugene, "và bây giờ chúng tôi bắt đầu thấy một số đang trên đà phát triển".
Tính ra 30% trẻ em của cả nước nếu không quá mập thì bị béo phì, phong trào mới trong phòng ăn nhà trường này xem ra rất có hứa hẹn cho nhiều giới chức về sức khỏe đang quan tâm đến việc ăn uống của học sinh. Không những vậy, có thêm những món lành mạnh hơn trong phòng ăn của trường đã giải quyết một vấn đề khác: giờ ăn trưa không còn là cái gì đó để tránh, vì những bữa ăn không hấp dẫn, không ngon miệng đang trở thành một chuyện trong quá khứ.
Nguồn tài liệu: http://www.azcentral.com/health/diet/articles/0109veggie-lunches09-ON.html http://www.jiskha.com/features/news/2006011703.html http://mb.sparknotes.com/sparktalk.epl?t=332961

6 tháng 5, 2010

Chất Béo Thặng Dư Trong Cơ Thể Gây Ung Thư

Bài Tường Trình Đáng Kể:

Chất Béo Thặng Dư Trong Cơ Thể

Gây Ra Ung Thư

Hội Đồng Cũng Ngụ Ý Thịt Đỏ, Thịt Chế Biến và Rượu

Hoa Thịnh Đốn -- Hiện nay bằng chứng về chất béo thặng dư trong cơ thể tăng nguy cơ phát triển ung thư mạnh hơn trước kia, theo bài tường trình đáng kể phát hành hôm nay do Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ (AICR) và Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF). Bằng chứng liên quan việc uống rượu, ăn thịt đỏ và thịt chế biến được xem là tăng nguy cơ bệnh cũng cho thấy đáng tin.

Theo bài tường trình tại cuộc họp báo Hoa Thịnh Đốn phát hành hôm nay - Thực phẩm, Dinh dưỡng, Thể dục, và Phòng ngừa bệnh Ung thư: Một Quan điểm Toàn cầu – là một sự thấu hiểu sâu sắc nhất từ trước đến nay được phát hành về bằng chứng nối kết nguy cơ bệnh ung thư với thức ăn, vận động thân thể và thể trọng. Kết quả của một tiến trình 5 năm gồm 9 nhóm khoa học gia độc lập khắp thế giới, cùng hàng trăm nhà bình duyệt, và 21 chuyên gia quốc tế đã xem duyệt và phân tích lại hơn 7,000 nghiên cứu trên phạm vi lớn, tường trình bao gồm 10 điều khuyên về phòng ngừa bệnh ung thư. Tường trình này có trên mạng www.dietandcancerreport.org.

Thành viên hội đồng chuyên môn, Bác sĩ y khoa W. Phillip T. James, phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay cùng bài tuờng trình 517 trang xuất bản ngày 1 tháng 11: “Phát hiện chính yếu nhất của bài tường trình rằng chất béo thặng dư trong cơ thể làm gia tăng nguy cơ nhiều loại ung thư. Trọng lượng thân thể là nguyên do được chúng tôi chú trọng và quan tâm trước nhất.”

Chất Béo Trong Cơ Thể Liên Hệ Đến Sáu Loại Ung Thư

Phát hiện rằng bằng chứng hiện đang thuyết phục rằng chất béo thặng dư trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột già, thận, tuyến tụy, ung thư tuyến về thực quản và nội mạc tử cung, cũng như ung thư ngực sau thời kỳ mãn kinh, bản tường trình khuyên mọi người nên cố gắng giữ trong phạm vi thể trọng lành mạnh (18,5 đến 24,9) theo biểu đồ BMI trong suốt đời sống đã trưởng thành. Tường trình còn đề nghị thêm là nên giữ thân thể càng thon gọn càng tốt trong phạm vi đó.

Lời khuyên này nghiêm ngặt hơn Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ – hoặc đa số tổ chức khác -- đã đưa ra trước đây về thể trọng và phản ảnh bằng chứng vững mạnh hơn mà đã xuất hiện vài năm vừa qua. Khi bản tường trình của Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ xuất bản lần đầu vào năm 1997, chỉ có bằng chứng kết nối chất béo trong cơ thể với ung thư nội mạc tử cung được cho rằng đáng tin.

Ông James nói: “Lời đề nghị này phản ảnh những gì khoa học đang cho chúng ta biết. Ngay cả số lượng nhỏ chất béo thặng dư, nhất là ở vùng bụng, sẽ tạo thêm phần nguy hiểm.”

Bởi vì bằng chứng bệnh lên cân càng ngày càng nhiều, bản tường trình mới đề nghị hai lời khuyên dựa theo bằng chứng về cách tránh chất béo thặng dư trong cơ thể. Trước tiên, bản tường trình kêu gọi giới hạn tiêu thụ “thực phẩm tạo năng lượng,” nhất là thức ăn chế biến có nhiều đường, hoặc ít chất sợi, hoặc nhiều chất béo. Thịt bơ-gơ, khoai tây chiên, sinh tố sữa, và bánh ngọt, cũng như nước ngọt là những thức ăn được đăng trên bản tường trình.

Kế đến, bản tường trình kêu gọi nên vận động thân thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bằng chứng cho thấy rằng vận động thân thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ bệnh ung thư đồng thời duy trì được một trọng lượng lành mạnh, mà đó cũng là cách để phòng bệnh.

Hội Đồng Ủy Ban Thúc Đẩy Giới Hạn Việc Ăn Thịt Đỏ

So với năm 1997, khi Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ phát hành bản tường trình toàn cầu đầu tiên có liên hệ đến việc ăn uống và bệnh ung thư, sự ước lượng mới tìm thấy bằng chứng nối kết thịt đỏ (bò, heo, and trườu) đếu bệnh ung thư đường ruột đáng tin hơn một thập niên trước đó. Do đó, hội đồng chuyên gia của Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ khuyên nên giới hạn việc ăn thịt đỏ xuống 18 oz mỗi tuần. Nếu dùng hơn số lượng đó, bằng chứng cho thấy mỗi 1,7 oz thịt đỏ ăn trong ngày sẽ làm tăng sự nguy cơ bệnh ung thư đến 15%.

Lời khuyên về thịt chế biến càng nghiêm khắc hơn. Dựa vào những bằng chứng đáng tin, hội đồng ủy ban khuyên chúng ta nên tránh dùng những loại thịt chế biến như ba rọi, “ham,” xúc-xích và những thịt ăn trưa. Sau khi nghiên cứu thận trọng tất cả những bằng chứng, hội đồng ủy ban không tìm được một mức tiêu thụ thịt chế biến nào có thể được xem chắc chắn là an toàn trọn vẹn. Nếu mỗi ngày tiêu thụ 1,7 oz thịt chế biến thì nguy cơ bị bệnh ung thư đường ruột tăng lên đến 21%.

Ông James nói: “Đó là lý do chúng tôi khuyên mọi người nếu phải ăn thịt chế biến, thì nên để dành vào những dịp đặc biệt, như thịt “ham” vào lễ Giáng Sinh, hoặc xúc-xích vào dịp thi đấu bóng chày.”

Trong một lời đề nghị khác, hội đồng ủy ban khuyên nên có những bữa ăn gồm rau cải và trái cây không tinh bột. Những thức ăn bằng thực vật này có thể ăn chung với gà, cá và trứng hơn là với thịt đỏ.

Ông James nói: “Chúng tôi đề nghị nên ăn 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày hoặc nhiều hơn, bởi vì giống như việc vận động thân thể, chúng giúp rất nhiều trong việc chống bệnh ung thư. Có lẽ bằng chứng cho thấy thực vật tự nó giúp giảm nguy cơ ung thư, và “thức ăn ít năng lượng” sẽ giúp duy trì được một trọng lượng lành mạnh, mà yếu tố này đã tạo ảnh hưởng lớn về nguy cơ bị ung thư.”

Uống Rượu Có Liên Quan Đến Bệnh Ung Thư

Hội đồng chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã phát hiện được bằng chứng thuyết phục rằng uống rượu có liên hệ đến ung thư miệng, cổ họng, thanh quản, thực quản, cũng như ung thư đường ruột cho phái nam, còn phái nữ thì bị ung thư trước và sau thời kỳ mãn kinh. Thêm vào đó, uống rượu có thể gây ra ung thư gan và ung thư đường ruột trong phái nữ.

Ông James nói: “Điều đó không quan trọng cho dù bạn đang bàn về rượu, bia, hay tinh thần, khi nói đến ung thư, thậm chí một chút rượu cũng tăng nguy cơ cho bạn. Xét về bằng chứng đề nghị rằng một chút rượu có thể bảo vệ chống bệnh tim, tuy nhiên, ban hội đồng đã quyết định khuyên bạn nên hạn chế hơn là tránh uống.”

Toàn bộ đề nghị cho biết: “Nếu uống rượu, hãy hạn chế uống không nhiều hơn 2 ly một ngày đối với phái nam và 1 ly một ngày đối với phái nữ.” Sự khác biệt này có liên hệ với việc phân biệt cấu tạo cơ thể trong hai phái.

Những Lời Khuyên Mô Hình Cho Cuộc Sống

Mặc dù quan trọng như nhau, những đề nghị khác liên quan đến dân số đặc biệt hoặc hạn chế:

  • Những người lo ngại về nguy cơ bị ung thư dạ dày nên giảm dùng muối.
  • Những người hiện tìm thuốc bổ để bảo vệ khỏi bệnh ung thư nên thay vào đó cố gắng tìm dưỡng chất để được bảo vệ từ thực phẩm nguyên chất.
  • Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ khi thực dụng và trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ.
  • Để giảm nguy cơ tái phát, người thoát hiểm ung thư nên thực hiện theo những lời khuyên để phòng chống bệnh ung thư.
Ông James nói: “Bệnh ung thư có thể phòng ngừa. Có những thay đổi bạn có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày nhằm giảm cơ hội bệnh ung thư phát triển.”

Ông chỉ ra rằng, cùng nhau thực hiện, những lời đề nghị phác thảo một lối sống rõ ràng và vững chắc nhằm nuôi dưỡng một cuộc sống lành mạnh lâu dài hơn.

“Hãy ăn thêm nhiều rau quả và thức ăn ít năng lượng mỗi ngày, như vậy sẽ để lại ít chỗ trống để ăn thịt. Tuy nhiên, hãy cắt bỏ những thứ không cấn thiết mỗi khi có thể làm được.”

Ông nói, hoàn thành những thay đổi này vào mức dinh dưỡng và hoạt động, bạn sẽ trở nên ngày càng thon gọn, đó là lời khuyên đầu tiên của chúng tôi.

Ông James nói: “Đây là một mô hình sống với tiềm năng cứu hàng triệu người. Nếu những lời khuyên này được áp dụng khắp thế giới, khoa học gia ước tính điều đó có thể phòng ngừa khoảng một phần các trường hợp ung thư trên toàn cầu.”

Đề Nghị Để Phòng Ngừa Ung Thư

  1. Càng thon gọn càng tốt trong phạm vi trọng lượng thân thể bình thường.
  2. Hoạt động thể chất như một phần của đời sống hàng ngày.
  3. Giới hạn ăn thực phẩm nhiều năng lượng. Tránh thức uống nhiều đường.
  4. Ăn phần lớn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  5. Giới hạn ăn thịt đỏ và tránh thịt chế biến
  6. Hạn chế uống rượu.
  7. Giới hạn dùng muối. Tránh ngũ cốc bị mốc (thóc, lúa) hoặc hột (rau đậu).
  8. Nhằm đáp ứng nhu cầu chất bổ dưỡng thông qua chỉ riêng dinh dưỡng.

Đề Nghị Đặc Biệt Cho Dân Số

  1. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ.
  2. Những người được thoát hiểm bệnh ung thư nên thực hiện theo những đề nghị để phòng ngừa bệnh ung thư.
Và hãy luôn nhớ rằng - đừng hút thuốc hay nhai thuốc lá.

* * *

Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) là một tổ chức từ thiện về ung thư ủng hộ nghiên cứu về dinh dưỡng và ung thư, đồng thời giáo dục công chúng về những hệ quả. Tổ chức đã đóng góp hơn 82 triệu Mỹ kim cho cuộc nghiên cứu có sáng kiến được thực hiện tại các trường đại học, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu khắp quốc gia. Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cũng ung ứng rất nhiều chương trình giáo dục để giúp hàng triệu người Hoa Kỳ học thay đổi dinh dưỡng cho nguy cơ ung thư thấp hơn. Chương trình Đĩa Thức ăn Hoa Kỳ Mới đoạt giải thưởng của Viện xuất hiện trong tập quảng cáo, hội thảo và trên trang mạng, www.aicr.org . AICR là thành viên của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới

5 tháng 5, 2010

Trường chay: Một khuynh hướng đang gia tăng trong giới trẻ

Hình ảnh của FriendsForPeace.org
Trong những năm gần đây, một phong trào đang lớn mạnh về trường chay và thuần chay đã xuất hiện trong giới trẻ nhờ sự gia tăng trong ý thức của họ về sức khỏe, môi trường và lòng từ bi đối với thú vật.
Theo một thống kê mới đây do viện nghiên cứu độc lập Harris Interactive, số giới trẻ trường chay tại Hoa Kỳ đã tăng 70% trong vài năm gần đây. Một thống kê khác do một tổ chức bất vụ lợi chuyên giáo dục công chúng về trường chay thực hiện, tiết lộ rằng 0,5 % tất cả trẻ em Hoa Kỳ khoảng 6 đến 17 tuổi đều thuần chay.

Mặc dù lúc đầu, một số phụ huynh bối rối không biết làm sau chuẩn bị thức ăn chay. Nhiều gia đình báo cáo rằng có một em nhỏ ăn chay sẽ cải thiện nhanh chóng thói quen ăn uống của cả gia đình, và một số ước gì họ đã thay đổi cách ăn uống sớm hơn.

Nhờ vào sự sẵn có ngày càng nhiều của thực phẩm chay trong 10 năm qua, nhiều gia đình với trẻ em ăn chay cho biết giờ đây dễ dàng hơn rất nhiều để tìm thực phẩm chay cho trẻ em, như sữa đậu nành, nước cốt chay và bánh mì bơ-gơ chay trong các chợ địa phương. Theo một chuyên viên về dinh dưỡng và cũng là bà mẹ của hai thiếu niên: "Dường như mỗi năm một dễ dàng hơn. Không những chỉ ở tiệm thực phẩm. Ngày càng nhiều trường học, trại hè và đại học đã thêm thức ăn chay vào thực đơn của họ, cũng như nhiều hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh và nhà hàng cho gia đình".

Thật vậy, khái niệm cho rằng một đứa trẻ chọn trở thành trường chay có thể tạo một ảnh hưởng khẳng định trên toàn thể gia đình đã được chứng minh là đúng. Theo một cuộc thăm dò mới đây do Tài liệu Y học Nhi đồng và Thanh thiếu niên thực hiện, khi so sánh giữa 4.746 thanh thiếu niên ăn chay thuộc tiểu bang Minnesota với những trẻ đồng lứa không ăn chay, những em ăn chay hầu như dễ đạt tiêu chuẩn của chính phủ về mức tiêu thụ tổng số lượng mỡ, lượng mỡ bão hòa và trái cây rau cải.

Nhưng liệu một người có đủ chất đạm từ dinh dưỡng chay hay không? Một số thân nhân bạn bè hiếu kỳ có thể đặt câu hỏi này đến phụ huynh mới hội nhập ăn chay. Chất đạm là một yếu tố quan trọng cần thiết cho sự bồi dưỡng, duy trì và sửa chữa cơ bắp, nhưng nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng nhu cầu chất đạm của cơ thể thật ra thấp hơn nhiều so với những gì một người không ăn chay trung bình tiêu thụ. Ngay cả đối với những người cần chất đạm nhiều hơn người thường, chẳng hạn như lực sĩ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, ăn thêm rau cải, đậu hủ, thịt chay, hay những thực phẩm nhiều chất đạm khác có thể giúp đáp ứng nhu cầu vượt ngoài số lượng tiêu chuẩn cho mỗi ngày.

Trái với sự quan tâm cố chấp của công chúng, bài nhận xét năm 2003 về văn chương khoa học của Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã kết luận rằng lối dinh dưỡng trường chay và thuần chay có kế hoạch đàng hoàng có thể thích hợp cho mọi lứa tuổi. "Chế độ ăn chay có thể rất lành mạnh nếu được thực hiện một cách khôn ngoan", bà Elizabeth Turner, chủ bút tạp chí Vegetarian Times của Los Angeles, phát biểu. Và bà Myrtle McCulloch, phụ tá giáo sư về dinh dưỡng tại trường Ðại học Georgetown phân khoa Y tế Quốc tế tại Washington cũng đã đồng ý. Lời khuyên chính của bà cho phụ huynh của các em trường chay, nhất là thuần chay, là họ phải bảo đảm các em có đầy đủ sinh tố B12 và đề nghị sản phẩm biến chế từ đậu hủ và đậu nành là nguồn dưỡng chất B12 tốt nhất. Với những phụ huynh có các em có ý định ăn chay, bà khuyên: "Nên thực hiện điều ước của con mình".

Ðể kết luận, khi càng nhiều giới trẻ theo con đường trường chay qua lòng từ bi và một tâm linh thức tỉnh, họ đang cung cấp một nền tảng đạo đức cho những thế hệ tương lai và thế giới để một ngày nào đó trở thành trường chay hoàn toàn. http://www.usatoday.com/news/health/2007-10-14-veggie-kids_N.htm http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/10/30/AR2006103001013.html

4 tháng 5, 2010

"Nuốt sống Địa Cầu" - Phim hay với thông điệp quan trọng

"Nuốt sống Địa Cầu" (Devour the Earth) là một phim tài liệu ngắn gọn do Hội Trường chay Anh Quốc và Hội Trường chay Âu Châu thực hiện, với lời tường thuật của người trường chay nổi tiếng trên thế giới là thành viên của ban nhạc Beatles, ngài Paul McCartney. Cuốn phim cũng được mở đầu với lời giới thiệu của cố tổng thống Slovenia, tiến sĩ Janez Drnovšek.

"Nuốt sống Địa Cầu" minh họa rõ ràng những hậu quả về môi sinh gây nên bởi hoạt động của con người, và ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với Địa cầu xinh đẹp, quý báu của chúng ta. Bằng chứng khoa học giờ đây được đưa ra bởi Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu xác nhận, mô tả rõ ràng sự thật rùng rợn rằng việc ăn thịt là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, và cũng gây ra vô số hậu quả khốc hại cho Địa cầu.

Cuốn phim cho biết trái đất đã hiện hữu trong sự quân bình sinh thái qua 4 ngàn triệu năm, và chỉ trong 200 năm vừa qua, từ khi bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, Địa Cầu mới bị tổn hại nặng nề; và cho thấy thực tế thảm khốc là kỹ nghệ thịt đã mang lại nhiều tai họa trên Địa Cầu. Sự đốt rừng và chất thải thú vật đóng góp rất nhiều vào sự thải thán khí trong bầu không khí quý báu của chúng ta.

Về khía cạnh sức khỏe con người và thú vật, "Nuốt sống Địa Cầu" cho biết việc ăn thịt đã gây ra nhiều chứng bệnh, bao gồm nhiều loại bệnh ung thư, BSE (bò điên) và đau tim.

Cuốn phim cũng cho thấy những bạn thú đồng cư của chúng ta rất xinh đẹp, thông minh và dễ thương, chúng cũng thể nghiệm tình thương, sự đau đớn, buồn khổ và hạnh phúc. Và nhân loại đã tàn nhẫn cắt ngắn đời sống của những bạn thú phi thường này một cách không thương tiếc, trong khi chúng chỉ ước ao sống hòa bình và hòa thuận không khác gì chúng ta. Thông điệp tối hậu của cuốn phim "Nuốt sống Địa Cầu" nói rằng việc ăn thịt tạo nên hậu quả vô cùng bất lợi cho con người, thú vật và những bộ phận sinh thái khác của Địa Cầu, tất cả chỉ vì những thực phẩm có nguồn dinh dưỡng không cần thiết cho chúng ta! Do đó, bằng cách đổi sang trường chay hay thuần chay, chúng ta có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe, đồng thời duy trì một Địa Cầu lành mạnh, an vui và sạch sẽ hơn trong sự hài hòa với các bạn thú đồng cư. Chúng ta phải hành động tức thời để duy trì Địa Cầu cho các thế hệ tương lai, và các bạn thú của chúng ta sẽ vô cùng tri ơn!

Nếu quý vị muốn chấm dứt sự đau đớn và khổ sở mà các bạn thú xinh đẹp phải chịu đựng hằng ngày, và tối hậu là cứu vãn Địa Cầu, xin xem cuốn phim "Nuốt sống Địa Cầu", và chuyển trường chay!

Tổ chức từng hợp tác với tiến sĩ Drnovšek để sản xuất phim này đã lưu cuốn phim trên trang mạng của tổ chức, với phụ đề 18 ngôn ngữ khác nhau, xin viếng:

www.GlobeTransformer.org

Ngoài ra, cuốn phim này cũng có tại: http://www.youtube.com/profile_videos?p=r&user=satvapuri&page=1