Chuyên Đề Ăn Chay
27 tháng 4, 2011
6 tháng 4, 2011
Nhật Bổn giết cá mập và cá voi nhiều quá
Nguồn: Bạn đọc chia sẻ
CHÚNG SANH THIỆT TRƯỚC VỐN NGƯỜI XƯA
NGƯỜI CÁ XOAY VẦN KIẾP RƯỚC ĐƯA
MUỐN KHỎI MANG VI (cá) CÙNG ĐEO VẨY
SÁT SANH XIN NHỚ NỚI TAY CHỪA
QUÁ KINH KHIẾP CHO SỰ SÁT SANH CỦA NGƯ PHỦ NHẬT BỔN
BAO NHIÊU NĂM RỒI, LIÊN HIỆP QUỐC CẢNH BÁO MÀ NGƯ PHỦ NHẬT VẪN ĐÁNH BẮT NHỮNG LOẠI CÁ QUÝ HIẾM, CÓ LẼ SÓNG THẦN BẮT NGUỒN TỪ ĐÂY.
THAN ÔI !!!!!!!!!!! NHÂN QUẢ........
KIẾN ĂN CÁ, CÁ ĂN KIẾN
.(Prionaceglaucaof)
.(Lamnaditropis)
.(Isurusoxyrinchus)
CẮT LẤY VI CÁ ĐỂ XUẤT CẢNG
CẮT VI TRÊN LƯNG CÁ MẬP
KHÔNG BỎ BẤT CỨ THỨ GÌ TRÊN THÂN CÁ.
MÁU LUÔN NHUỘM ĐỎ KHẮP NƠI
NGƯỜI ĂN CÁ, CÁ CÓ DỊP SẼ ĂN LẠI NGƯỜI
THÂN CỦA MÌNH AI CẮT THÌ SAO ??????
MÁU ...!!!!!!
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! SOS !!!!!!!!!!!!!!!!
14 tháng 2, 2011
Rượu Bia Và Sức Khoẻ
Rượu và đặc tính của rượu
Rượu và các nước giải khát có cồn đều có chứa ethanol. Khi vào cơ thể, rượu sẽ được chuyển hóa ở gan thành acetaldehyd và sau đó thành acid acetic. Người Châu Á dễ bị ngộ độc rượu do thiếu các men chuyển hóa rượu như alcohol dehydrogenase, acetaldehyd dehygrogenase.
Rượu còn có thể chứa các tạp chất khác nhau như methanol. Methanol rất độc đối với cơ thể do methanol được chuyển hóa ở gan tạo thành những chất độc hại hơn đó là acid formic, formaldehyd (formol) có thể gây mù do tổn thương thần kinh thị giác và nhiễm độc hệ thần kinh trung ương.
Rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe
Ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương:
- Nồng độ thấp: gây hưng phần, có cảm giác thư giãn, phấn chấn, nói nhiều. Ở giai đoạn này, người say thường coi nhẹ những hành vi có hại cho sức khỏe như lái xe nhanh, không an toàn có thể gây ra tai nạn lưu thông, sinh hoạt tình dục không an toàn.
- Nồng độ rượu trong máu tăng lên khi uống nhiều rượu, gây kích động, có hành vi hung hăng, khó kiểm soát dẫn tới bạo lực, gây rối an ninh trật tự xã hội.
- Ở mức độ ngộ độc cao, người uống rượu sẽ rơi vào trạng thái ức chế, buồn ngủ, ngủ, giảm khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin từ các giác quan. Nồng độ cồn trong máu quá cao có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Về lâu dài, rượu làm thoái hóa não bộ, gây biểu hiện như Parkinson, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động sáng tạo và sẽ là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Rượu, bia còn gây tổn thương gan dẫn tới xơ gan, suy gan, ung thư gan. Gan càng dễ bị tổn thương nếu người uống rượu bia đang bị viêm gan hoặc người lành mang mầm bệnh viêm gan.
Rượu bia liên quan đến bệnh tim mạch
Uống nhiều rượu bia làm gia tăng xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid - máu) dẫn tới các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Phụ nữ có thai mà cũng uống rượu dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường của thai nhi, gây thiểu não trí tuệ cho thai nhi.
Uống rượu nhiều còn làm gia tăng các nguy cơ khác như: đái tháo đường, ung thư thực quản, dạ dày, gan... uống rượu còn là yếu tố gây suy dinh dưỡng do chế độ ăn không cân đối, hoặc thừa dinh dưỡng do có quá nhiều năng lượng từ rượu bia, thực phẩm có nhiều mỡ ăn kèm theo.
Rượu còn làm nảy sinh và gia tăng những vấn đề xã hội khác như tệ nạn xã hội, tai nạn, bạo lực, hôn nhân không hạnh phúc, tự tử, tăng chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng...
- Uống nhiều rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng của tăng huyết áp, có thể gây đề kháng với điều trị tăng huyết áp và là một yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, đái tháo đường, rối loạn lipid - máu, xơ gan, hội chứng dạ dày.
- Không được uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
- Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh
- Nếu đã nghiện rượu thì cũng cần có biện pháp để hạn chế uống rượu.
- Người cai rượu cần có quyết tâm cao và cần sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, cơ quan: tham gia hoạt động xã hội, thể dục thể thao... trường hợp nghiện nặng, có khi phải nhờ sự giúp đỡ của thầy thuốc, dùng thuốc để cai nghiện rượu bia.
Để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân của Chính phủ từ nay đến năm 2010, chúng ta cùng hưởng ứng: xây dựng làng văn hóa - sức khỏe, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, xây dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, bảo đảm an toàn cộng đồng; hạn chế lối sống và các thói quen gây tác hại đối với sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc lá, không chấp hành an toàn lao động và an toàn giao thông.
13 tháng 2, 2011
Ăn Nhiều Phô Mai, Tăng Nguy Cơ Ung Thư Ruột?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguy cơ này sẽ tăng cao hơn 50% ở những người ăn nhiều hơn 53g phô mai một ngày. Và việc ăn ít hơn sẽ khiến nguy cơ này hoàn toàn bị đẩy lùi. Và việc nạp vào 1 lượng dầu ôliu tương tự sẽ làm giảm 1 nửa nguy cơ gây bệnh.
Kết quả được đăng tải trên tạp chí Ung bướu EU, xuất phát từ 1 nghiên cứu xem chế độ ăn nhiều chất béo ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ ung thư ruột.
Nghiên cứu đã xem xét thói quen ăn uống của 200 bệnh nhân ung thư ruột và so sánh với 386 tình nguyện viên khỏe mạnh, không bị u ác tính ở ruột.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan và Bỉ nhận thấy nếu ăn nhiều chất béo no, bao gồm chất béo trong thịt và các sản phẩm sữa, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn nhóm ăn các chất béo lành mạnh như là dầu ôliu và hơn thế, chất béo lành mạnh này còn có tác dụng bảo vệ.
Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng số người tham gia nghiên cứu là quá nhỏ để có thể kết luận rằng phô mai ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và kêu gọi có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa vì các dấu hiệu ung thư do sữa là không rõ ràng; các thực phẩm khác như cá, gà, trứng và margarine cũng có ảnh hưởng.
Sôcôla - Siêu Thực Phẩm Tốt Hơn Rau Quả
Các nhà khoa học thuộc Công ty sôcôla Hershey (Mỹ) đã tiến hành so sánh lượng chất chống ôxy hóa trong sôccla đen và cacao với nước ép từ các loại “siêu trái cây” (hoa quả rất giàu chất chống ôxy hóa) như quả việt quất, nam việt quất, quả lựu và acai.
Kết quả cho thấy, sôcôla đen và cacao có chứa chất chống oxy hóa flavanol nhiều hơn hoa quả. Trong đó, chất chống ôxy hóa flavanol có tác dụng làm trung hòa các phân tử phân hủy và cũng được cho là có khả năng chống lại bệnh tim và ung thư.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Debra Miller, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Bên cạnh việc rất giàu chất béo có lợi và protein, bột cacao và sôcôla đen là những loại siêu thực phẩm có hàm lượng chất chống ôxy hóa cao hơn những loại trái cây được cho là có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất”.
Theo một nghiên cứu khác gần đây, ăn một thỏi sôcôla đen mỗi ngày có thể giúp giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng mùi của sôcôla có thể giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm.
Tuy nhiên, các loại sô-cô-la chế biến thường có hàm lượng chất béo và đường cao, nên các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta không nên ăn quá nhiều sôcôla để tránh mắc những bệnh liên quan tới béo phì. Trong trường hợp ăn nhiều sôcôla, bạn nên giảm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và protein, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm như gạo nấu, yến mạch, trái cây và rau xanh.
Bacsi.com
Đừng Bỏ Phí Pectin Trong Cùi Và Hạt Bưởi
Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt. Pectin có trong nhiều loại quả, song ở cùi và vỏ hạt bưởi có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất.
Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai - mũi - họng, phụ khoa, chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch Pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót và cầm máu), thấm bông vào Pectin nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu...
Pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh
Tác dụng của Pectin:
- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm hấp thu lipid.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu.
- Khống chế tăng đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.
- Chống táo bón.
- Cầm máu.
- Sát trùng.
Sau khi ăn bưởi, ta có thể chiết xuất nguồn Pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên. Cách làm khá đơn giản:
- Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần.
- Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được.
Sau khi đã có nước Pectin thô, chúng ta có thể dùng để chữa một số bệnh với liều lượng như sau:
- Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
- Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
- Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh): mỗi lần dùng 20ml, cách nhau 20 phút, trong một giờ liền.
Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.
(Theo Khoa học & Đời sống)