28 tháng 2, 2010

Trẻ Em Có Chỉ Số Thông Minh Cao Hơn Thường Là Người Ăn Chay

Các khoa học gia tại Đại học Southampton ở Anh quốc đã nghiên cứu dinh dưỡng của hơn 8.000 người ở tuổi 30, có chỉ số thông minh được đo khi họ được 10 tuổi. Kết quả cho thấy một tương quan khẳng định giữa chỉ số thông minh và cơ hội ăn chay.

Khoa học gia hàng đầu Tiến sĩ Catherine Gale giải thích rằng những trẻ em thông minh hơn, và hiển nhiên sẽ giữ trí thông minh đó khi được 30 tuổi, dường như thường là người ăn chay vào tuổi đó hơn là những người ít thông minh hơn. Điều này kiên định với các nghiên cứu khác, cho thấy những người thông minh hơn có khuynh hướng ăn thức ăn lành mạnh hơn và tập thể thao nhiều hơn. Nguồn: http://www.reuters.com/article/healthNews/idUSL1452462620061215

27 tháng 2, 2010

Sự thật đàng sau thực phẩm

Quý vị có bao giờ mở tủ lạnh, lấy ra 20 đĩa mì ống, trút vào thùng rác, rồi chỉ ăn một đĩa thôi? Thế còn việc đốn 55 bộ vuông Anh (5 thước vuông) rừng mưa nhiệt đới để ăn một bữa trưa, hoặc đổ bỏ 2500 ga-lông (9463 lít) nước xuống cống? Dĩ nhiên quý vị sẽ không làm vậy. Tuy nhiên, chỉ cần ăn nửa ký thịt là đã gây nên việc này. Ăn thịt là cách sử dụng năng lượng không hữu hiệu, phá hoại tài nguyên và môi trường, tạo thống khổ cho thú vật, và đem đến hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Cho nên, nếu ý tưởng nướng thịt con chó của mình để ăn chung với khoai tán làm quý vị khó chịu, vậy tại sao phải nướng thịt của bất cứ loài thú hiền từ nào khác?

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết: "Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường". Báo cáo đưa ra bằng chứng rằng việc chăn nuôi súc vật đang tăng trưởng nhanh chóng là mối đe dọa hàng đầu cho khí hậu, rừng rậm và đời sống hoang dã. Nông súc sản xuất gấp 130 lần phân phế thải nhiều hơn toàn thể dân số Hoa Kỳ, và số lượng phân này làm ô nhiễm nước, phá hủy đất đai và ô nhiễm không khí. Thêm vào đó, khí thoát ra từ thân thể và phân thú vật tạo ra hơn 1 phần 3 tổng số khí methan, hâm nóng toàn cầu 20 lần nhanh hơn thán khí. Người ăn thịt chịu trách nhiệm 100% cho sự sản xuất những chất ô uế, khoảng 86.000 cân Anh (39.009 kg) mỗi giây. Nhưng, nếu bỏ thịt, chúng ta sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những việc này.

Thêm vào đó, sự ăn thịt làm giảm số tài nguyên không thể hồi phục. Mỗi cân Anh thịt bò (0,45 kg) cần dùng 2500 ga-lông (9463 lít) nước, nhưng ngược lại, chỉ mất 29 ga-lông (110 lít) nước để sản xuất một cân Anh cà chua, và 139 ga-lông (526 lít) nước cho 1 cân Anh bánh mì nguyên chất. Một nửa số nước, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, hầu hết số lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Trong khi chúng ta đang làm những việc này, 1 tỷ người đang bị nạn đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật của các nước Tây phương. Tuy nhiên, nạn đói trên thế giới sẽ được xóa bỏ, nếu những nguồn tài nguyên hiếm quí của chúng ta được sử dụng hữu hiệu, bằng cách chuyển đất đai trồng thóc lúa nuôi súc vật sang việc nuôi nhân loại.

Quý vị có biết rằng 130 triệu thú vật bị giết mỗi năm tại Tân Tây Lan? Hầu hết các súc vật được nuôi trong nông xưởng chăn nuôi, là hệ thống nỗ lực đạt sản lượng tối đa với mức phí tổn tối thiểu. Kết quả là, súc vật phải chịu sự thống khổ mãnh liệt, về tinh thần và thể xác, mỗi giây trong cuộc sống. Chúng bị ép vào những phòng dơ bẩn không cửa sổ, sẽ không bao giờ nuôi con, không được chạy tự do trên đất, hay làm bất cứ việc gì tự nhiên đối với chúng. Chúng thậm chí sẽ không cảm giác được ánh nắng mặt trời trên lưng, hoặc thở không khí trong lành, cho đến ngày bị đưa lên xe vận tải đến lò sát sinh. Hơn 90 triệu thú vật tại Tân Tây Lan phải chịu hoàn cảnh này, và nhiều thú vật vẫn còn tỉnh khi bị cắt cổ, để cho chảy máu đến chết.

Một lối thực hành độc ác mà các nông gia hay làm, là để gà bị đói trong 14 ngày, kích động cơ thể chúng đẻ nhiều trứng hơn, để cho con người tiêu thụ. Và, bởi vì gà trống vô dụng trong công nghệ thịt, mỗi năm hàng trăm triệu gà trống bị nghiền nát khi vẫn còn sống, hoặc bị bỏ vào túi rác cho ngạt thở chết. Thêm vào đó, tại lò sát sinh, gà bị cắt cổ, và bị nhúng vào nước sôi để nhổ lông trong khi vẫn còn sống.

Thậm chí ngày nay, để đánh dấu bò, nông gia ấn sắt nóng đỏ vào da thịt bò, trong khi chúng rống lên vì đau đớn. Kết quả là, chúng bị phỏng nặng, và dịch hoàn của bê con bị xé ra khỏi hạ bộ, không có thuốc giảm đau. Thêm vào đó, những vùng đất để súc vật ăn cỏ tràn ngập những chất và hóa học, và khí độc này tạo nên bệnh đường phổi kinh niên, khiến chúng hít thở rất đau đớn.
Bò dùng lấy sữa liên tục bị bắt sinh con, và bò con bị bắt mang đi, để con người có thể uống sữa lẽ ra dành cho bò con. Bò mẹ bị gắn vào máy mỗi ngày vài lần, và với những vận dụng di truyền học, kích thích tố cực mạnh, và sự vắt sữa tập trung, chúng bị bắt buộc sản xuất gấp 10 lần số lượng sữa bình thường, khiến bầu vú bị sưng đau vô cùng. Khoảng 50% số bò lấy sữa bị tình trạng này.
Súc vật tại các nông xưởng chăn nuôi ngày nay không được pháp luật bảo vệ khỏi sự độc ác mà được kể là bất hợp pháp nếu đối xử với súc vật nuôi trong nhà: bị bỏ lơ, cắt xẻo thân thể, bị lạm dụng tính di truyền, và dùng thuốc, tạo nên sự đau đớn kinh niên và tàn tật, và, bị giết hại một cách khủng khiếp. Robert Louis Stevenson, nhà văn và nhà thơ đã phát biểu: "Chúng ta ăn thịt những thú vật có ý thích, tình cảm và bộ phận cơ thể giống như chính mình". Tuy nhiên, những nông súc cũng thông minh không kém, hoặc cũng có thể cảm nhận sự đau đớn như chó mèo mà chúng ta yêu mến và làm bầu bạn.
Ðiều này đã được chứng minh qua những bài tường trình thường có về những con bò nhảy qua hàng rào 6 bộ Anh (1,8 mét) để trốn thoát khỏi lò sát sinh, đi 7 dặm để tìm bê con, và bơi qua sông tìm tự do. Heo cũng là loài vật rất hiểu biết, theo sự khám phá của tiến sĩ Donald Broom, cố vấn khoa học cho chánh quyền Anh Quốc ? "[Loài heo] có khả năng ý thức rất cao, hơn cả chó và chắc chắn là hơn đứa trẻ 3 tuổi".
Bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để cứu hành tinh và giảm bớt sự đau khổ cho cả con người và thú vật, là ăn chay. Lối dinh dưỡng không thịt có nhiều đường phức hợp (complex carbohydrate), chất đạm, chất sợi, ô-mê-ga 3, sinh tố và khoáng chất sẽ cung cấp sự dinh dưỡng tốt nhất, tạo nền tảng cho thói quen ăn uống mang lại sức khỏe tốt cả đời. Những bằng chứng trong quyển sách "Nghiên cứu Trung Quốc" của giáo sư T. Colin Campbell đã đề cập: "Trong 10 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ nghe rằng chất đạm từ thú vật là một trong những chất dinh dưỡng độc hại nhất... tỷ lệ bệnh tật sẽ tăng nhanh đáng kể khi thậm chí chỉ có một chút chất đạm súc vật trong thức ăn". Những nghiên cứu đã cho thấy trẻ em ăn chay có chỉ số thông minh cao hơn các trẻ em cùng lớp, và người ăn chay trung bình sống thọ hơn người ăn thịt từ 6 đến 10 năm. Thêm vào đó, người ăn chay có tỷ lệ 50% ít hơn người ăn thịt, về việc bị bệnh tim, ung thư, và người ăn thịt có cơ hội bị mập 9 lần nhiều hơn người ăn chay. Thức ăn chay cho chúng ta tất cả sự dinh dưỡng cần thiết, trừ những chất mỡ bão hòa (saturated fat), mỡ trong máu (cholesterol), và các chất ô nhiễm.
Nhiều người tranh luận rằng thực vật cũng có sự sống. Ðiều này đúng, nhưng thực vật chỉ có 10% ý thức, trong khi súc vật có ý thức tương đương với loài người. Vì thực vật không thể di động, cảm giác đau đớn chỉ là dư thừa. Vì vậy, thực vật hoàn toàn khác với động vật về mặt thể chất. Nếu chúng ta cắt một cành lá từ thân cây, nó sẽ nảy nở và mọc thêm. Ngược lại, thú vật không muốn bị cắt tỉa. Có thể nào cắt bỏ một chân con bò rồi mong rằng nó sẽ mọc thêm bốn chân nữa chăng?
Chăn nuôi súc vật để lấy thịt đang hủy hoại địa cầu. Môi trường, tài nguyên, và sức khỏe chúng ta đang suy giảm, và mặc dù hầu hết mọi người không đồng ý việc giết hại, con người đã phát triển thói quen ? ảnh hưởng bởi xã hội ? ăn thịt mà không biết rõ những gì đang xảy ra cho những thú vật chúng ta đang ăn. Có câu nói rằng: "Một cuộc viếng thăm lò sát sanh sẽ khiến bạn ăn chay suốt đời. Bởi vì chính chúng ta đã tạo nên sự rên la trong đau đớn và sợ hãi của thú vật". Vì vậy, nếu quý vị có khi nào quyết định nướng thịt một con thú hiền lành... hãy nhớ quý vị đang ăn thịt một con vật tương tự như thú nuôi trong nhà của mình. Nhưng sự khác biệt duy nhất là con vật này bị hành hạ khổ sở.
* Tác giả là một học sinh 17 tuổi đang học năm cuối trung học. Ðây là một bài luận văn cô đã được điểm xuất sắc hạng nhất.

22 tháng 2, 2010

Giác ngộ về vấn đề ăn chay trong vùng Hy Mã

Trong những năm gần đây, nhiều người Tây Tạng có thế lực đã trở thành trường chay và khuyến khích người khác cũng ăn chay. Sau đây là đại cương về sinh hoạt của các nhân vật này.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma

Ngày nay, tuy nhiên, các bác sĩ Tây Tạng càng lúc càng nhận thấy lợi điểm của việc ăn chay, kể cả Bác sĩ Tenzin Tsephal, giám đốc Y khoa Tây Tạng tại khu vực di dân chính của người Tây Tạng, ông nói: “[Ðức Lạt Lai Lạt Ma] không cần phải ăn thịt. Không bao giờ tôi khuyên người nào đang ăn chay trở lại ăn thịt. Bác sĩ Tây Tạng nào làm như vậy là hơi cổ hủ, không ý thức hoặc không cởi mở trước sự chọn lựa ngoài thịt này. Tôi nghĩ tất cả dân chúng Tây Tạng đều có thể và nên ngưng ăn thịt”!

Năm 2004, công ty chuyên bán thịt gà chiên, Kentucky Fried Chicken (KFC), thông báo là họ sẽ mở các tiệm bán thịt gà chiên bên Tây Tạng. Trước sự kiện đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đưa ra lời thỉnh cầu trước dân chúng như sau: “Thay mặt cho những bạn hữu thuộc hội PETA (hội bảo vệ thú vật), tôi xin được viết vài dòng yêu cầu KFC hãy hủy bỏ dự án mở tiệm bên Tây Tạng, vì công ty của quý vị ủng hộ việc đối đãi dã man và giết gia súc tập thể. Như vậy là xúc phạm tiêu chuẩn đạo đức của người dân Tây Tạng”. Sau đó ban quản lý của KFC hủy bỏ dự án của họ.

Trước khi xảy ra sự kiện này, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thực hiện nhiều cuộc vận động ăn chay khác. Ví dụ như năm 1993, ông xin các tiệm ăn ở Dharamsala, Ấn Ðộ, nơi định cư của cộng đồng người Tây Tạng lưu vong lớn nhất thế giới, hãy bán đồ chay để dân Tây Tạng được thưởng thức những món chay ngon miệng và tập ngưng ăn thịt. Kết quả đã có nhiều cư dân địa phương trở thành trường chay, và nhờ những tiệm chay này mà thực phẩm chay như đậu hũ đã được dân Tây Tạng biết đến.

Một tiên phong ăn chay Tây Tạng khác

Một anh hùng thật sự khác từ Tây Tạng cũng ăn chay là tu sĩ Geshe Thupten Phelgye. Sau khi bế quan tu hành nhiều năm, ông sáng lập phong trào Universal Compassion Movement (Phong trào Bác ái Ðại đồng) vào năm 1998 (www.universalcompassion.org). Phong trào cổ động ăn chay và từ bi đối đãi với tất cả chúng sanh, thực hiện qua nhiều cách khác nhau, kể cả việc phát giấy khuyến ăn chay quanh vùng Dharamsala.

Năm 1999, sư Phelgye được bầu làm chủ tịch Hội Quốc tế Gelug, là hội tiêu biểu cho đại tăng thống bên Tây Tạng, và ông đã thành công trong việc đưa qua một nghị quyết là tất cả những thường trú của các tu viện Gelug nam cũng như nữ đều chuyển sang ăn chay. Năm sau, các tăng chúng ở Gelug bầu ông lên làm người đại diện cho họ trong Quốc hội Tây Tạng Lưu vong tại Dharamsala, nơi đây ông đã đưa ra một điều luật vang danh lịch sử, tuyên bố năm 2004 là năm ăn chay của người Tây Tạng, và trong thời gian này toàn dân Tây Tạng được yêu cầu phải ăn chay. Quốc hội về sau đã thông qua đạo luật này, việc ăn chay không bị ép buộc mà chỉ khuyến khích thôi, do đó ăn chay đã được mang lên hàng đầu trong lòng dân Tây Tạng. Luật này được coi như vĩ đại nhất trong số những luật tương tự kể từ khi có sắc lệnh Ashokan vào năm 200 B.C., đã thành lập nền ăn chay bên Ấn Ðộ.

Thế hệ trẻ khuyến ăn chay bên Tây Tạng

Trong mục xã luận của tờ Times of Tibet, ông Bhuching K. Tsering, giám đốc Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, đã bàn về khuynh hướng ăn chay mới của người Tây Tạng như sau:

Ðề tài ăn thịt trong thời gian gần đây đã được bàn luận nhiều trong cộng đồng người Tây Tạng. Ðầu óc dân Tây Tạng đã bắt đầu có sự thay đổi chút ít khi giới trẻ Tây Tạng ngày nay đang chọn đường hướng ăn chay. Ngay cả trong số những người thuộc thế hệ lớn hơn cũng có sự cố gắng biến cải lối ăn thịt cổ xưa của họ.

Một trong những người Tây Tạng trẻ tuổi hăng hái nhất trong việc cổ động ăn chay là anh Rapsel Tsariwa, sáng lập gia Hội thiện nguyện viên Tây Tạng giúp thú vật (Tibetan Volunteers for Animals). Ðầu năm 2005, với sự giúp đỡ của hai người bạn và tài trợ của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Rapsel Tsariwa đã khởi hành một chuyến đi phổ biến về ăn chay bên Ấn Ðộ, du hành qua những cộng đồng Tây Tạng sống hẻo lánh trên khắp Ấn Ðộ, thuyết trình và chiếu phim tài liệu về ăn chay. Trong chuyến đi của anh, nhiều người Tây Tạng và Phật tử Tây phương đã chuyển sang ăn chay ngay tại chỗ, với 700 người ký giấy quyết định ăn chay. Ngoài ra, anh Tsariwa còn sáng lập tờ báo Semchen, đặc san ăn chay đầu tiên chính thức ra đời bằng hai thứ tiếng Anh và Tây Tạng. Khi có người đề nghị nghỉ xả hơi, anh đáp: “Thời giờ sắp hết, chúng ta cần phải cứu súc vật bây giờ”.

Một người Tây Tạng trẻ tuổi nữa cũng rất tận tình tên Tenzin Kunga Luding, ăn chay từ năm lên 10 sau khi anh nghe nói về sự đau khổ của những con bò bị giết làm thịt. Với sự giúp đỡ của cha, anh đã sáng lập Hội người Tây Tạng ủng hộ một xã hội ăn chay (T4VS). Tenzin đã bỏ ra nhiều thời giờ đi cứu thú vật hoang vô chủ, và hy vọng mua được đất ở Delhi làm trung tâm cứu giúp và phục hồi sức khỏe cho thú vật.

Sứ mệnh chính của hội T4VS là truyền bá ăn chay “bằng mọi cách”. Tenzin nghĩ ra nhiều phương thức đặc thù để đem thông điệp này đến với nhiều người, như dùng những bản giấy in xếp nhỏ bằng bàn tay, giấy dán tường, bích chương, viết báo và làm dĩa VCD. Hội T4VS hiện đang thiết lập một địa điểm trong Mạng Lưới truyền thông: www.t4vs.com và đang phát hành một dĩa VCD mới, chiếu những đoạn phim của các vị Lạt Ma cao đẳng đáng kính nói về ăn chay. Tất cả Tenzin đã dùng tiền túi của anh và một số tiền nhỏ do văn phòng tư của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma gửi tặng. Hỏi về số tiền Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đóng góp, Tenzin nói: “Ngài là vị Ðạt Lai Lạt Ma đầu tiên làm trưởng hội ăn chay đầu tiên của người Tây Tạng. Ðây là dấu tích quan trọng trong lịch sử Tây Tạng”.

Hơn nữa, để đánh dấu Năm Ăn Chay ở Tây Tạng, Hội T4VS gần đây mới tổ chức một chuyến đi trình diễn nhạc kích động, theo lời Tenzin là “nhằm mục đích truyền bá tình thương và lòng từ bi đối với muôn loài, kể cả những người ăn thịt. Ăn chay, ăn mặn, Phật tử hay không Phật tử ? ai cũng có thể gia nhập và ủng hộ chúng tôi”. Với thái độ lạc quan thể hiện trong suốt chuyến đi của Hội T4VS, anh đã thu hút được nhiều người từng ăn mặn. Giờ đây Tenzin hồ hởi mong tới ngày làm việc chung với những đoàn thể khác hầu cổ động một lối sống ăn chay.

Ðạo sĩ không giầy

Một đạo sĩ Yogi tên Chatral Rinpoche, 93 tuổi, thiền sư của trường Nyingma có truyền thống cổ điển nhất trong Phật giáo Tây Tạng, đã bỏ ra một quãng đời dài của ông sống một mình trong hang động, đi chân đất lang thang vùng Hy Mã. Bàn về việc ăn chay trong số các bạn của ông, Chatral cho biết: “Theo kinh nghiệm thì tôi đã gặp nhiều vị Lạt Ma ở Kham, Amdo? khắp miền của Tây Tạng ? họ không ăn thịt”. Ðể phổ biến đời sống ăn chay, vị lạt-ma này đã viết bài tựa đề là “On Flesh Eating” (Ăn thịt), ghi rằng: “Biết được sự sai quấy của việc ăn thịt và rượu nên tôi đã quyết định bỏ thịt và rượu. Tôi cũng tuyên bố lẽ phải này cho tất cả những tu viện của tôi. Cho nên người nào nghe lời tôi thì yêu cầu đừng vi phạm đạo đức này”.
Về huyền thoại cho rằng người Phật giáo Tây Tạng có thể biến miếng thịt con thú họ ăn thành năng lực độ cho con vật đó, cho nó lên đẳng cấp, thì ông nói rằng:

Với thần thông có được sau khi tu một pháp môn nào đó thì cũng đúng là có những người có thể làm những con thú sống lại và giúp nó đạt được sự tái sanh cao đẳng hay nâng cao đẳng cấp khai ngộ của nó bằng cách tiêu thụ một chút ít thịt của nó. Nhưng làm vậy không phải để có đồ ăn mà chỉ vì muốn giúp cho con vật đó. Riêng cá nhân tôi không có lực lượng đó và vì thế tôi không bao giờ ăn thịt. Vì tôi sẽ phạm tội và bị nghiệp báo không tốt. Tôi không giả bộ có thần thông gì đó để mà ăn thịt. Tôi tránh hết tất cả. Milarepa của thời nay

Drubwang Rinpoche, một thiền sư thuộc dòng dõi Milarepa cũng đã bế quan nhiều năm và hiện nay đang dạy người khác về đời sống ăn chay tinh khiết và quán tưởng các Thánh danh. Tại một cuộc bế quan do Lạt Ma Drubwang đứng ra thực hiện, có 70 người hứa trường chay, và sau khi ông đến viếng vài làng mạc ở Ladakh, cư dân tại đây hứa đóng cửa các chợ bán thịt mỗi tuần một ngày. Bàn về điều căn bản để trở thành trường chay, Drubwang nói: “Nếu đủ nghị lực kiên cường, con người sẽ tránh làm việc ác bằng mọi giá, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ăn chay hoàn toàn chắc chắn là gặp khó khăn. Tuy nhiên, mỗi lần có trở ngại, chúng ta nên nhớ rằng mỗi chúng sanh đã một lần nào đó làm cha mẹ chúng ta”.
Kết luận
Trường hợp của những người Tây Tạng ăn chay có tâm hồn cao thượng kể trên cho ta thấy tâm thức con người thật sự đã được nâng cao. Những người chính trực này đang biến cải truyền thống của hàng ngàn năm trước, biểu thị rằng một kỷ nguyên ăn chay sẽ phải đến.
Muốn xem thêm chi tiết về Phật giáo Tây Tạng và việc ăn chay, xin viếng trang mạng: www.shabkar.org or www.veggiedharma.org

Nhà Hàng Chay Âu Lạc Healthy World

Từ tháng 08/2009, Công Ty TNHH sản xuất và kinh doanh Thực phẩm chay Âu Lạc sẽ giới thiệu nhà hàng chay đầu tiên mang tên Healthy World. Nằm tọa lạc ở số 237 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh - nhà hàng chay là một điểm nhấn về sự hấp dẫn trong ẩm thực – nơi vòng xoay Hàng Xanh sầm uất.
Đến với nhà hàng Healthy World, Quý khách sẽ thực sự hài lòng và ấn tượng với cách bài trí tinh tế, tao nhã. Phong cách Châu Âu quý phái, sang trọng đan xen với sự duyên dáng của Á Đông tạo nên một Healthy World sành điệu đúng như tên gọi của nó.

Nhà hàng Healthy World đa dạng món ăn Á, Âu do đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp chế biến, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo món ăn ngon thực chay và tinh khiết. Các món chay mới lạ, phong phú, đa dạng được bày biện trang nhã trong một không gian chan hoà ánh sáng cùng tiếng nhạc du dương phù hợp với mọi lứa tuổi chắc chắn sẽ làm thực khách thích thú và chỉ cần thưởng thức một lần quý khách sẽ nhớ mãi không quên. Đặc biệt, chất lượng các món ăn chay đầy đủ với các thành phần bổ dưỡng cho sức khoẻ của Quý khách luôn được Healthy World đặt lên hàng đầu.

Hãy đến với Healthy World để thưởng thức và cảm nhận một thế giới ẩm thực chay đầy màu sắc. Nơi đây, lý tưởng cho thực khách cần không gian riêng tư cho những cuộc tiếp xúc quan trọng với đối tác trong kinh doanh. Là địa điểm thích hợp cho các buổi tiệc chiêu đãi, sinh nhật, họp mặt với bạn bè, đồng nghiệp hay chia sẻ những bữa ăn ấm cúng bên gia đình và người thân.Thực khách còn cảm thấy thoải mái với phong cách phục vụ nhanh nhẹn, chu đáo, nhiệt tình, lịch sự của nhân viên và chỉ có Healthy world mới có được.

Dù bạn là ai, ở đâu và làm gì? Điều đó không quan trọng, nhưng hãy cùng tôi đến với nhà hàng Healthy World, dù chỉ một lần để thưởng thức và đắm mình trong thế giới ẩm thực chay muôn màu sắc lung linh, hấp dẫn và huyền diệu.

Địa chỉ: 237 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh

Điện thoại: 08-38940211

Email: thuyhien@aulac-vegetarian.com

Công Ty Thực Phẩm Chay Tinh Khiết ÂU LẠC

Công Ty Thực Phẩm Chay Tinh Khiết ÂU LẠC, được thành lập vào năm 1994, ở thành phố Hồ Chí Minh, chuyên vào sản xuất, khuếch trương, và kinh doanh thực phẩm chay. Công ty dựa trên quan niệm của "Chất lượng sản phẩm luôn căn cứ trên cơ sở theo nhu cầu và sự hài lòng của khách”, đã thành công trong một dãy các sản phẫm chay, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Vì quyền hạn và lợi ích của khách hàng nói chung, cùng với thành ý luôn phấn đấu dựa trên tinh thần hai bên cùng có lợi để cùng nhau vươn tới gặt hái thành quả tốt đẹp!

Sản phẩm của Âu Lạc có thể dể dàng tìm thấy ở khắp các chợ sỉ và siêu thị trên toàn nước. Công ty chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp và sản xuất thực phẩm chay lớn ở Việt nam. Chúng tôi đã phân phối sản phẩm với chất lượng tốt trên toàn nước. Sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm bán chạy không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả nước ngoài. Chúng tôi có xuất đi các nước như Mỹ , Úc, Pháp, Bỉ, Canada cũng như các nước Châu Âu, ...v.v.

Trang mạng: http://aulac-vegetarian.com/?lang=v

Nhà hàng chay ở sân chùa

Trang mạng: http://www.vietchay.vn/

TTO - Ăn chay ngày nay không còn là chuyện lạ của người thành phố. Ăn chay cũng không hẳn vì tín ngưỡng, không phải để “đi tu” mà đôi khi, ăn chay chỉ để tâm hồn nhẹ nhàng hơn, thay đổi khẩu vị, hoặc tìm kiếm một điều gì đó vốn quen thuộc nhưng đang thiếu vắng trong mình.

Gần đây, thành phố luôn náo nhiệt này xuất hiện nhiều điểm lặng, đó là các không gian cà phê, thư quán, trà quán, các nhà hàng chay như Tib với món chay Huế trên đường Trần Quang Khải, Hoa Đăng trên đường Trần Khương Ninh, Nàng Tấm với đặc sản chay miền Bắc… và gần đây là Việt chay trong khuôn viên sân chùa Vĩnh Nghiêm.

Một góc Việt Chay

Chị Huỳnh Long Ngọc Diệp - Giám đốc điều hành của Việt chay cho biết 15% lợi nhuận từ việc kinh doanh Việt chay sẽ sử dụng vào các họat động từ thiện, nhất là trong việc khuyến học.

Việt chay Vĩnh Nghiêm là bước khởi đầu cho chuỗi nhà hàng Việt chay trên cả nước, đáp ứng nhu cầu ăn chay ngày càng nhiều của người dân ở các đô thị lớn, sau đó hình thành dây chuyền chế biến nguyên vật liệu chay tại nước ta, chay Việt cho người Việt, mà không nhập nguyên liệu từ Đài Loan như lâu nay.

Việt chay dễ làm người ta nhớ nhất là vị trí của nó: trong khuôn viên sân chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa quen thuộc với rất nhiều người dân thành phố. Việt chay sẽ khiến nhiều người bỡ ngỡ khi bước vào sau cánh cửa kiếng, một không gian khác hẳn với vẻ bề ngoài, khá sang trọng, gắn với thiên nhiên. Hai phòng lớn có gắn máy điều hòa và một không gian nhỏ dành cho người thích không khí tự nhiên. Ở đây cũng trang bị wifi miễn phí cho thực khách, rất tiện những ai tranh thủ thời gian điểm tâm để online bên ly cà phê buổi sáng hoặc tránh cái nắng gắt sau bữa cơm trưa.

Thực đơn rất phong phú, lên tới 400 món vào các dịp đặc biệt.

Ngoài ra, vào các dịp Rằm, Mùng Một âm lịch hằng tháng, Việt chay có buffet, thức ăn chay với nhiều tên gọi khiến cho thực khách đôi khi bỡ ngỡ, thú vị. Vào các dịp lễ lớn của Phật giáo và dân tộc như Phật đản, Vu Lan, Rằm tháng Giêng… Việt chay có chương trình phục vụ 24/24 trong sân chùa, với một số món cố định và giá cả phù hợp nhiều thành phần xã hội.

Cảm giác “ăn chay ở chùa” trong không gian sang trọng và đầy tiện nghi, với nhiều món ăn bất ngờ trong tên gọi và đẹp mắt, ngon miệng qua sự chế biến tài hoa của các đầu bếp, với cách chào tay chắp hình sen búp của các nhân viên tiếp tân, với những câu chữ chọn lọc gợi sự nhìn lại mình được trang trí trên tường, vách…, và với giá cả phải chăng so với các nhà hàng chay khác, tất cả có thể tạo nên cho thực khách một sự thú vị khó quên.

ĐỖ KHÊ

16 tháng 2, 2010

Đường và các chất ngọt khác: Những thứ này có chứa thành phần động vật không?

Do Caroline Pyevich viết

Đường tinh chế

Một số người ăn chay tránh dùng đường tinh chế vì trong quá trình chế biến, người ta có thể dùng than xương để tẩy trắng. Một máy lọc bằng than được kích hoạt, đôi khi làm bằng than xương, để tẩy trắng đường qua quá trình hấp thụ. Trong khi dụng cụ lọc bằng than xương được một số công ty chế biến đường lớn dùng, nhưng không phải được dùng để sản xuất tất cả loại đường tinh chế.

Có hai loại đường tinh chế ở Hoa Kỳ là đường củ cải và đường mía. Đường mía chủ yếu được trồng ở Florida, California, Louisiana, Hạ Uy Di, và Texas. Đường củ cải được trồng tại các tiểu bang trong vùng trung địa của Hoa Kỳ. Thật ra phần lớn đường mía được nhập cảng.

Theo những nhà sản xuất đường củ cải, đường củ cải và đường mía có dinh dưỡng tương tự nhau, và người ta thường không nếm được sự khác biệt giữa hai loại. Cả hai đều làm từ sucrose. Sự sản xuất và bán hàng của mỗi loại đường cũng gần tương tự nhau.

Công ty tinh chế đường củ cải không bao giờ dùng bộ lọc bằng than xương vì loại đường này không cần phương pháp tẩy trắng. Đường củ cải có thể được tinh chế với bộ lọc ép và hệ thống trao đổi ion. Đường củ cải rất thông dụng ở Trung Mỹ vì được trồng ở vùng này. Nó thường có nhãn hiệu là “Granulated Sugar.” Đường củ cải trở nên ngày càng thịnh hành ở Hoa Kỳ vì chính phủ liên bang trợ cấp cho công nghệ này.

Gần như tất cả nhà máy tinh chế đường mía đều cần dùng một bộ lọc đặc biệt để tẩy trắng đường và để hấp thụ những chất vô cơ. Quá trình tẩy trắng này xảy ra vào cuối tiến trình tinh chế. Chất tẩy có thể là than xương, hạt than, hoặc một hệ thống trao đổi ion. Hạt than được làm từ gỗ hoặc than, và hệ thống trao đổi ion không cần dùng thành phần động vật (2).

Xương bò là loại duy nhất dùng làm than xương. Theo Hội Chế biến Đường và nhiều công ty sản xuất đường lớn, tất cả những con bò này đã chết vì “lý do tự nhiên” và không đến từ kỹ nghệ làm thịt ở Hoa Kỳ. Than xương không thể được sản xuất hoặc mua ở Hoa Kỳ (3).

Than xương đến từ xương gia súc ở A Phú Hãn, Á Căn Đình, Ấn Độ, và Pakistan. Loại xương tẩy trắng bằng ánh sáng mặt trời, được các chuyên gia tiếp thị người Tô Cách Lan, Ba Tây và Ai Cập mua và bán cho kỹ nghệ chế biến đường ở Hoa Kỳ sau khi xương được dùng bởi kỹ nghệ làm gelatin trước (4).

Xương được nấu lên đến nhiệt độ rất cao, để gây sự thay đổi thể chất trong cấu tạo của xương. Xương trở thành than nguyên chất trước khi được dùng trong công ty tinh chế.

Đường tinh chế không có chứa thành phần xương, và do đó nó được chứng nhận là chính đáng. Than xương chỉ khử các chất không tinh khiết từ đường, nhưng không trở thành một phần của đường.

Những miếng than xương, giống như hạt than, có thể dùng vài năm. Chúng phải được rửa liên tục để lấy đi cặn đường. Các công ty dùng than xương cho biết tro có thể rẻ tiền hơn và hữu hiệu hơn những chất lọc khác (4).

Nhiều công ty tinh chế đường mía dùng than xương. Domino, nhà máy chế biến đường lớn nhất, dùng than xương trong quá trình tinh lọc. Công ty tinh chế mía Savannah Foods, nhà máy sản xuất đường lớn thứ nhì, cũng dùng than xương. Đường California và Hạ Uy Di áp dụng bộ lọc bằng than xương cùng với hạt than và bộ lọc trao đổi ion. Tất cả công ty này dùng than xương trong quá trình tinh lọc đường vàng, đường bột (đường trộn với bột bắp) và đường trắng.

Một số công ty tinh chế đường mía không dùng than xương. Đường Tinh Chế, nhà sản xuất Đường Jack Frost, tuyên bố họ dùng hạt than thay vì than xương vì lý do kinh tế. Đường Crystal ở Florida là một loại đường mía không đi qua xương. Mặc dù đường Crystal ở Florida có màu rơm, những chất không tinh khiết vẫn đã được loại bỏ.

Một số nhãn hiệu trên gói đường có vẻ như cho biết sản phẩm này là đường sống, nhưng tất cả các loại đường thương mại đều đã trải qua quá trình tinh lọc. Đường sống thật sự không thể được mua bán cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ vì theo tiêu chuẩn FDA, đường đó không thích hợp để được người ta tiêu thụ.

Đường Turbinado là một sản phẩm được chế biến bằng cách tách riêng tinh thể đường mía sống trong một máy ly tâm và rửa chúng bằng hơi nóng. Theo Đường Domino, đường turbinado không đi qua bộ lọc than xương vì người ta muốn giữ màu nâu của đường.

Đường tinh chế gồm có nhiều giai đoạn, bao gồm phần lọc sạch và một bước đầu tiên mà xi-rô đường được thêm vào. Những tác nhân lọc sạch là calcium hydroxide, phosphoric acid, và polyacrylomite. Đường dùng trong xi-rô đầu tiên là một loại đường sống trung gian chưa đi qua bộ lọc than xương.

Nếu lý do duy nhất để bạn không tiêu thụ đường tinh chế là vì việc dùng than xương, thì bạn nên nghĩ đến mua loại đường chưa đi qua tro. Đường củ cải tinh chế, không bao giờ dùng than xương, thường được dán nhãn là đường cát. C & H chế tạo một loại đường chưa đi qua than xương. Nó được đề nhãn là Washed Raw Sugar. Đường mía, đôi khi dùng than xương, được phân biệt bằng cách ghi là đường mía trên bao bì.

Mật mía

Một trong những sản phẩm phụ của đường tinh chế là mật mía. Mật mía được loài người tiêu thụ chỉ đến từ đường mía. Một số mật mía được chế tạo bằng cách trực tiếp đun sôi đường mía.

Nhiều phân hạng mật mía tương xứng với hương vị và trình độ của quá trình làm mật mía. Mật mía đen là loại mật mía hạng thấp nhất được làm ra vì phẩm chất đắng của nó. Tất cả mật mía trong thực phẩm được phân hạng đều đã bị khử lưu huỳnh. (6)

Mật mía từ đường củ cải không thích hợp để người ta ăn vì quá đắng. Mật mía từ đường củ cải được dùng để nuôi bò sữa và gia súc. Xi-rô được thêm vào thức ăn của chúng để làm nó ngọt hơn chút. Mật mía bằng đường củ cải còn được bán cho các công nghệ làm men (1).

Xi-rô từ mật mía được loài người tiêu thụ chưa đi qua máy lọc than xương hoặc máy lọc than nào. Khoảng 95% mật mía bị lấy ra trước khi đường đi qua bộ lọc than xương hoặc lọc than. Tất cả mật mía đã đi qua tro được dùng trong thức ăn cho thú vật hoặc để làm men. Các công ty chế biến mật mía thường mua sản phẩm đầu tiên của họ từ nơi tinh chế đường rồi họ tiếp tục tinh chế xi-rô thêm. Họ không dùng bất cứ bộ lọc tro nào vì họ không muốn khử đi màu nâu của đường (5).

Đường vàng căn bản là đường tinh chế có thêm mật mía trong đó. Đường vàng được chế tạo bởi công nghệ làm củ cải dùng mật mía, nhưng mật mía này chưa đi qua than xương. Công ty chế biến đường mía dùng than xương sẽ dùng than xương để tinh chế đường vàng (6).

Xi-rô Cây Thích

Xi-rô cây thích là một chất làm ngọt khác đôi khi làm người ăn chay thuần bận tâm. Quá trình làm xi-rô cây thích đòi hỏi một tác nhân giảm bọt từ xi-rô bằng cách thêm một chút chất béo vào trong chất lỏng.

Quy trình truyền thống để giảm bọt trong xi-rô cây thích dùng mỡ. Trước kia, những nhà sản xuất địa phương treo mỡ lợn trên ống xi-rô cây thích để mỡ nhỏ giọt xuống xi-rô. Những nhà sản xuất khác dùng sữa, kem hoặc bơ. Nếu các sản phẩm động vật được dùng trong hình thức mỡ heo hoặc sữa, thì số lượng rất ít. Ví dụ, từ tám đến mười ga-lông xi-rô cần ¼ muỗng cà-phê kem hoặc một giọt bơ lớn bằng hạt đậu.

Dầu thực vật là một tác nhân giảm bọt. Có thể cho một chút vào đầu một cây gỗ và nhúng vào phần bọt của xi-rô cây thích. Đa số nhà sản xuất xi-rô cây thích hiện dùng dầu thực vật hay tổng hợp giảm bọt thay vì mỡ heo.

Một loại giảm bọt thương mại (gọi là Atmos300K) gồm có monoglycerides và diglycerides. Theo WITCO, nhà sản xuất loại giảm bọt này, thì những glycerides này lấy từ nguồn gốc thịt hay rau quả. Một nhãn hiệu chất giảm bọt hàng đầu khác, Reynolds Magic Syrup Defoamer, cũng có thành phần acetylated monolycerides.(7)

Các thương hiệu xi-rô cây thích nổi tiếng cho bánh kếp, như Mrs. Butterworths hay Log Cabin thường có 2-5% xi-rô cây thích. Xi-rô bắp là thành phần chính của đa số xi-rô cho bánh kếp. Xi-rô cây thích nguyên chất sẽ có một lớp nhãn và tuyên bố “100% xi-rô cây thích nguyên chất.” (8)

Muốn xác định xem một nhãn hiệu xi-rô nào đó có gốc từ động vật hay rau quả thì có thể khó khăn. Đa số xi-rô không dùng mỡ heo, ngoại trừ một số sản phẩm có quy mô nhỏ. Thương hiệu được chứng nhận là kosher, như Spring Tree hay Cây thích Groves, chắc không có sản phẩm động vật trong chất giảm bọt của họ. Holsum Foods, nhà sản xuất xi-rô cho bánh kếp, cũng dùng dầu thực vật để làm tác nhân giảm bọt, và các sản phẩm của họ được dán nhãn của những hệ thống làm thực phẩm như Dominick, Supervalue và Superfine.

Màu Đường Thắng

Màu Đường Thắng không phải là mùi vị, đó là tác nhân làm màu thực phẩm. Màu đường thắng được dùng trong đa số sản phẩm có màu nâu. Hai hãng tiêu thụ chất màu nhiều nhất là Côca Côla và Pepsi. Màu đường thắng cũng được dùng trong bánh mì lúa mạch đen và bánh mì pumpernickel, ngũ cốc, trà đá, xi-rô, thức ăn chó và bột bánh kếp.

Màu đường thắng được dựa trên nguyên liệu carbohydrate. Đa số nhà sản xuất màu đường thắng thích sử dụng glucose xi-rô để làm chất carbohydrate đầu tiên. Glucose xi-rô gần như là dextrose nguyên chất. Trong khi glucose xi-rô của Hoa Kỳ thường là xi-rô bắp, cũng có thể được làm từ khoai tây, lúa mì hoặc các nguồn khác.

Màu đường thắng không có thành phần động vật. Mặc dù lactose (một loại đường từ sữa) là một trong những chất phản ứng carbonhydrate nguyên chất dùng được, chúng tôi được Sethness, công ty làm màu đường thắng lớn nhất trên thế giới, cho biết rằng lactose không được dùng bởi bất cứ hãng sản xuất màu đường thắng nào trên thế giới. Gần như tất cả kỹ nghệ bắt đầu quy trình bằng glucose xi-rô. Màu đường thắng được miễn không cần giấy chứng nhận của chính phủ, có nghĩa là nó được chấp thuận làm thành phần của thực phẩm có thể cho vào thức ăn mà không cần sự cho phép của chính phủ.

Chất carbonhydrate đầu tiên phản ứng với hóa chất như axít ăn được, chất kềm và muối. Sau đó nó được đun nóng lên, rồi bị ép, và đi qua quá trình làm cháy. Sản phẩm cuối cùng là một chất lỏng có màu cháy, và làm ra màu rất nhiều. Chẳng hạn, theo một chuyên viên làm màu đường thắng, một muỗng cà phê màu đường thắng sẽ được dùng trong cả lọ nước Pepsi.

Đường củ cải hoặc đường mía tinh chế có thể được dùng để làm màu đường thắng, nhưng đó không phải là phương pháp thông dụng. Đường chỉ được dùng vào dịp lễ Quá Hải, khi luật Do Thái không cho phép sử dụng xi-rô bắp. Các sản phẩm có màu đường thắng làm từ đường tinh chế sẽ được dán nhãn như thế (9).

Thư Mục

  1. Western Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  2. Refined Sugar Inc., phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  3. The Sugar Association, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  4. Domino Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  5. Malt Products, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  6. California and Hawaiian Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  7. Richards of Ohio (cây thích), phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  8. Proctor Maple Research Center, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
  9. Sethness, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.

Những làng ăn chay

Tưởng tượng mình sống trong một cộng đồng chỉ có người ăn chay trường và ăn chay thuần, nơi mà tất cả hàng xá thương nghiệp đều căn cứ trên nếp sống cao thượng, và không bao giờ phải hỏi rõ thành phần trong thực phẩm nữa. Vâng, những nơi như thế đã hiện hữu trong thế giới này, và gần đây con số và diện tích của những cộng đồng này đã có chiều hướng gia tăng.

Trong những quốc gia như Ấn Ðộ, một số tỉnh là người ăn chay chiếm ưu thế, và nhiều làng mạc nhỏ cũng như những bộ lạc địa phương đều toàn ăn chay trường. Cũng vậy, trong nhiều quốc gia văn minh, có những công xã nơi có lẽ nhiều gia đình ăn chay họp lại thành nhóm, nhưng chung quy những nơi này là những cộng đồng nông nghiệp nhỏ. Vậy thì tìm đâu ra lối sống mới hiện đại, với những lý tưởng cao thượng? Âu Châu và Mỹ Châu thì thế nào!

50 năm trước, một nhóm người ăn chay đã thành lập làng Amirim ở Upper Galilee, Do Thái. Khoảng 180 gia đình sống ở đó, một số là thế hệ thứ ba hoặc thứ tư đã thiết lập những dịch vụ làm ăn nhỏ riêng. Amirim có 150 nhà khách cho những cặp vợ chồng và gia đình, nhà hàng, hồ tắm suối khoáng, những chuyến du lịch bằng xe jeep, phòng triển lãm tranh, y sĩ và những nhà chữa bệnh theo thiên nhiên, họa sĩ, vườn dược thảo, trạm quan sát, lối mòn leo núi; và hầu hết mọi người kiếm sống từ ngành du lịch.

Một hình thức sinh sống theo "làng xanh" khác được biết đến là "hợp cư" (co-housing - một cộng đồng theo lối sống hoàn nguyên) đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, với nhiều người hoàn toàn ăn chay trường. Hiện tại có hàng trăm cộng đồng hợp cư, đang nới rộng từ Ðan Mạch tới Mỹ, Gia Nã Ðại, Úc Châu, Thuỵ Ðiển Tân Tây Lan, Hòa Lan, Ðức, Pháp, Bỉ, Áo và nhiều nơi khác nữa. Trong một cộng đồng hợp cư, quý vị biết rõ ai đang ở căn nhà cách mình sáu căn bởi vì quý vị dùng bữa chung với họ, quyết định dùng tiền nhà vào chi phí gì, và nhận đi quá giang với họ khi xe của quý vị bỏ ở tiệm sửa chữa. Quý vị lắng nghe họ nói gì, dù lúc đầu quý vị không đồng ý với họ, và quý vị cũng cảm thấy rằng mình đang được nghe. Những trú nhân của hợp cư nói chung là có ước vọng "cải thiện thế giới từng người khu vực một".

Những cộng đồng này đánh dấu bước đầu của một cái gì đó to lớn hơn, đang từ từ nới rộng cho đến khi các thành phần khác trong gia đình, bạn bè, và sau cùng là nhà nước, thấy được những lợi ích của nó. Rồi thế giới chúng ta có thể thay đổi thành một biểu thị của thiên đàng, thích hợp cho thời đại hoàng kim!

Hồi giáo và thuyết ăn chay

Bismillah-hir Rahman-nir Rahim (Nhân danh Thượng Ðế, Tình thương và Tha Thứ)*1

Quan sát gần hơn, người ta sẽ thấy giáo lý Hồi giáo biểu lộ rằng Hồi giáo là một tôn giáo rất từ bi, nhất là về phúc lợi thú vật. Ðặc biệt là Hồi giáo không cấm việc ăn chay. Ðiều đáng chú ý là nhiều quốc gia Hồi giáo đang thức tỉnh trước lợi ích của việc ăn chay, và thấy rằng việc ăn chay được ủng hộ bởi niềm tin Hồi giáo. Thí dụ như Hội người Ba Tư Ăn chay (Iranian Vegetarian Society) trụ sở đặt tại quốc gia Hồi giáo chính thống Ba Tư rất tích cực trong việc quảng bá sự lợi ích của việc ăn chay trong thế giới Hồi giáo mới, về cả hai phương diện sức khỏe và quyền lợi thú vật. Trong năm 1995, một Hội Ăn Chay Hồi giáo (Muslim Vegetarian/Vegan Society) đã được thành lập tại Anh quốc *2, để quảng bá ăn chay theo giáo lý Kinh Koran, và chứng tỏ rằng sự nhân ái và từ bi đối với thú vật là những đức hạnh trong Hồi giáo.

Thiên Kinh Koran và lòng từ đối với thú vật

Nhiều đoạn kinh trong Thiên Kinh Koran đề cập đến tính thiêng liêng của mạng sống thú vật và quyền bình đẳng của thú vật được quyền sống một cuộc đời bình an, để tìm Thượng Ðế và phát triển hướng về ý thức Thượng Ðế, rất tương tự với nhân loại trên địa cầu:

"Không một con thú nào (sống trên) địa cầu, cũng không một chúng sinh nào bay trên cánh của chúng, mà không (tạo thành một phần của) cộng đồng giống như các người. Chúng ta không bỏ quên điều gì từ Quyển Kinh, và (tất cả) chúng sẽ được tụ họp cùng Thượng Ðế vào giây phút cuối cùng." (Sura 6:38) *3

"Hãy xem phải chăng Allah đang khen ngợi tất cả các sinh vật trên thiên đàng và trên trái đất, đang ăn mừng và những chim muông (trong không gian) với đôi cánh giương rộng? Mỗi con đều biết cách cầu nguyện và ca ngợi của riêng mình, và Allah biết rõ tất cả những việc chúng làm." (Sura 24:41)

Thú vật tạo thành cộng đồng và đồng thời cũng cống hiến nhiều sự giúp đỡ cho nhân loại. Thiên Kinh Koran không hề đề cập rằng chúng ta nên là kẻ giết hại những thú vật này:

"Chúng ta đã tạo nên thú vật để lệ thuộc vào các người, để các người biết ơn (Sura 22:36).

Ngài đã biến các người thành phó nhiếp chính (người thừa kế) trên trái đất". (Sura 35:39)

Thiên Kinh Koran nhấn mạnh rằng thú vật và con người cùng chia sẻ quân bình những tài nguyên của trái đất (Sura 25:48-49, 32:27, 79:31-33), và cũng đề cập rằng trong mắt của Thượng Ðế, chúng bình đẳng với con người, và Ngài câu thông với chúng như là Ngài câu thông với con người:

"Và Chúa của ngươi tiết lộ cho loài ong, nói rằng: ‘Hãy làm tổ trong rừng và trong cây, và trong chỗ ở (loài người)’ ". (Sura 16:68)

Thiên Kinh Koran cũng dùng từ Ả Rập "Wahi" để nói về thiên khải của Thượng Ðế cho tất cả những vị tiên tri của Ngài, kể cả vị Thiên tiên tri Mô-ha-mét (pbuh4). Cách dùng từ này cũng được sử dụng trong trường hợp của loài ong, cho thấy rằng thú vật có đủ mức thiên tư về tâm linh để hiểu và tuân theo thông điệp của Thượng Ðế.

Thêm vào đó, có nhiều đoạn trong Thiên Kinh Koran trong đó Thượng Ðế nhấn mạnh đến việc dùng trái cây và rau cải để duy trì cho cả con người lẫn thú vật (Sura 6:141, 6:151, 16:67, Sura 23:19), cũng như để cho sức khỏe và môi trường tốt đẹp hơn cho người Hồi giáo.

Hadith - Giáo lý sinh thời của các vị tiên tri và thánh Hồi giáo

Hadith (có nghĩa là "truyền thống") trong Hồi giáo đề cập đến những lời dạy của Tiên tri Mô-ha-mét. Hadith thường được dạy trong văn hóa Hồi giáo như là một phần của thần học Hồi giáo.

Nhiều đoạn kinh Hadith từ cuộc đời của Tiên tri Mô-ha-mét cũng như của các vị thánh Hồi giáo đã truyền đạt lòng từ bi và nhân ái sâu xa đến thú vật, và đề nghị rằng nhiệm vụ chính của tất cả mọi người Hồi giáo là chăm sóc cho phúc lợi thú vật. Vị tiên tri cũng nhấn mạnh về sự quan trọng và hiệu quả của phép ăn dựa trên rau cải, thậm chí còn cấm việc sử dụng da thú:

"Ðừng cho phép bao tử các ngươi trở nên nghĩa địa!"

"Làm một việc tốt cho thú vật cũng có công đức như làm việc tốt cho con người, trong khi làm một việc ác đối với thú vật cũng xấu như làm việc ác đối với con người".

"Tất cả mọi sinh vật giống như một gia đình (Ayal) của Thượng Ðế: và Ngài yêu thương nhất những kẻ làm lợi ích nhất cho gia đình Ngài".

"Người nào thương hại (thậm chí) cho một con chim sẻ và tha mạng nó, Allah sẽ từ bi đối với người này trong Ngày Phán Xét".

"Allah sẽ không tha thứ bất cứ ai, trừ những kẻ tha thứ những sinh vật khác.

Nơi nào có nhiều rau cải, các thiên thần sẽ giáng xuống nơi đó".

Nhiều vị Sufi (những nhà tu thần bí Hồi giáo) phát biểu rằng ăn chay hoàn toàn phù hợp với học thuyết và phương châm Hồi giáo. Vị sufi Qadiri shaikh Abdul Karim Jili, bàn về lời khuyên của Ibn Arabi nên tránh dùng mỡ thú vật trong thời gian bế quan, nói rằng "mỡ thú vật làm tăng thú tính, và giá trị của chúng sẽ lấn lướt giá trị tâm linh".

Tương tự vậy, vị Chishti Sufi Inayat Khan, người giới thiệu những nguyên lý Sufi đến Âu Châu và Mỹ Châu vào đầu thế kỷ 20 đã nói rằng việc ăn chay tạo lòng từ bi và bất bạo động đến các sinh vật, và ăn chay giúp tinh lọc thân thể cũng như là những giác quan tâm linh.

Vị Sufi Tích Lan Qadiri Bawa Muhaiyaddeen trong thế kỷ vừa qua cũng khuyến khích ăn chay, ngài nói rằng sự kiêu mạn và giận dữ có thể giảm bớt nếu người ta bỏ thịt khỏi thức ăn. Ngài dạy rằng việc ăn thịt tạo nên sự phát triển thú tính, trong khi việc dùng thực vật và sữa làm tăng thêm những phẩm chất bình an; và ngài chú thích rằng những luật Hồi giáo cấm giết hại thú vật nếu được theo đúng sẽ có hiệu quả giảm thiểu số thú vật bị giết làm thức ăn. Nói về việc này và về quan niệm Qurbani (hy sinh thú vật) trong Hồi giáo, Bawa phát biểu:

"Có lần vị Rasul *5 của Allah nói với người em họ: ‘Ô! Ali, không nên ăn thịt. Nếu em ăn thịt trong 40 ngày, những phẩm chất này sẽ vào bên trong em. Từ đó, phẩm chất con người của em sẽ thay đổi, phẩm chất từ bi của em sẽ thay đổi, và bản thể của em sẽ thay đổi’".

"Trong thời gian này người Ả Rập hay có gia súc, lạc đà, dê, bơ sữa trâu lỏng, chà là, bột mì, và tất cả những thứ này. Họ không có rau hay cà-ri. Ðó là thời kỳ ăn thịt. Rồi Mohammed Rasul giáng trần. Ngài không thể hoàn toàn cấm họ ăn thịt, bởi vì đây là thức ăn duy nhất của họ. Ngài không thể bảo họ đừng ăn thịt, bởi vì họ có thể sẽ giết ngài. Do đó, ngài phải dạy từ từ và giải thích mỗi lúc một chút".

"Qurban, hay giáo điều tụng Kalimah Thứ Ba *6 khi giết thú vật theo nghi thức, cũng được gửi xuống để ngưng sự giết chóc này. Và giống như vậy, sự khác biệt giữa Haraam (giới cấm) và Halaal (được phép) được gửi xuống. Tất cả các vị Tiên tri đến để từ từ sửa đổi con người, dần dần giảm bớt những hành động đi ngược lại những điều luật của Thượng Ðế, và từ từ giảm bớt sự kiêu mạn. Dần dần, từng chút một, những việc này giảm bớt".

Vị Sufi nhà thơ thế kỷ thứ 15 Kabir Sahib rõ rệt đã lên án việc ăn thịt. Xem đó là sự thất bại của lòng từ bi, ông nói rằng ngay cả việc làm bạn với người ăn thịt cũng có hại cho linh hồn. Ông nhấn mạnh rằng, thay vì giết thú vật, chúng ta nên "giết" năm dục vọng là đắm đuối, tham lam, ràng buộc, giận dữ và kiêu mạn:

Ồ! Người Hồi giáo, tôi thấy các người nhịn ăn trong ngày, Nhưng rồi để chấm dứt nhịn ăn, các người giết bò vào buổi tối, Một mặt là hiến dâng, mặt khác là sát sinh? Làm sao Thượng Ðế có thể hài lòng? Các bạn, hãy cắt cổ lòng giận dữ, Và hãy giết những tai hại của sự thịnh nộ mù quáng, Vì những ai giết bỏ năm dục vọng, Ðắm đuối, giận dữ, tham lam, ràng buộc và kiêu mạn, Chắc chắn sẽ được gặp Ðấng Tối Cao. (Trích từ "Về việc Ăn Thịt" từ Kabir, con người Thần bí)

Lời kết

Từ giáo lý của Thiên Kinh Koran cũng như là Tiên tri Mô-ha-mét và những vị Thánh Hồi giáo, rõ rệt là Hồi giáo xem lòng từ bi đối với thú vật là bổn phận của con người. Những nghiên cứu gần đây thậm chí đã cho thấy việc hy sinh thú vật (qurbani) trong những lễ hội Hồi giáo không còn được khuyến khích, do lòng từ bi muốn tránh đau khổ cho thú vật cũng như sự quan tâm cho sức khỏe con người. Thiên Kinh Koran nói rõ rằng hành động hy sinh là biểu tượng của sự rộng lượng và bố thí của con người; và việc giết thú vật để cúng dường thịt không thể đem đến sự cứu rỗi cho nhân loại:

"Thịt và máu của chúng không đến với Allah, mà lòng tin của các người đến với Ngài. Vì vậy, Chúng ta cho chúng lệ thuộc vào các người để các người có thể tán dương Allah rằng Ngài đã hướng dẫn các người. Và hãy đem thông tin tốt (O Mô-ha-mét) đến cho người tốt". (Sura 22:37)

Vào thời điểm hiện tại khi những ý thức cao về những đề tài này bắt đầu xuất hiện, một số học giả *7 Hồi giáo đã đề nghị rằng sẽ có ngày người Hồi giáo dùng những phương tiện khác để cúng dường thay vì nghi thức hy sinh thú vật.

Bài viết ngắn này cho thấy dù một số người Hồi giáo có những sự tin tưởng và thực hành khác, niềm tin và giáo lý Hồi giáo rõ rệt đã công nhận sự thiêng liêng của mạng sống thú vật. Hồi giáo không bao giờ gợi ý rằng con người có thể giết thú vật để ăn thịt. Thiên Kinh Koran và rất nhiều vị thánh Hồi giáo đã nhấn mạnh sự lợi ích của phép ăn không thịt dựa trên rau cải, và ảnh hưởng của chúng cho con người cũng như là cho sinh thái của địa cầu. Những độc giả có hứng thú có thể tìm hiểu thêm những tham khảo dưới đây để phân tích sâu xa hơn quan điểm của Hồi giáo về thú vật.

Chú thích:

[1] Câu nói Ả Rập này, có nghĩa là “Nhân danh Thượng Ðế, Tình thương và Tha Thứ,” bắt đầu tất cả bài kinh trong Thiên Kinh Koran. Nhiều tín đồ Hồi giáo niệm câu này trước khi bắt đầu nói chuyện hay làm việc.

[2] http://www.ivu.org/news/1-96/muslim.html

[3] Thiên Kinh Koran gồm 114 chương được biết là thiên xura, mỗi chương gồm nhiều câu kinh. Ký hiệu “x:y” có ý nói đến chương x:câu y.

[4] Xin Hòa Bình Đến Với Ngài

[5] Đấng Tiên Tri

[6] The Third “Word”

[7] Sheikh Farid Wagdi, về Sự hy sinh, trong “Thú vật trong Hồi giáo của Al-Hafiz B.A. Masri (trang 117)

Tham khảo:

Bạn có thể tìm thấy tài liệu tham khảo riêng, nhiều sách và trang mạng Hồi giáo sẽ giúp bạn trong việc tìm kiếm Chân Lý, một số liệt kê bên dưới:

  1. Bawa Muhaiyaddeen, http://www.bmf.org/ & http://members.aol.com/yahyam/bawaveg.html
  2. Bawa Muhaiyaddeen “Hồi giáo và Hòa bình Thế giới
  3. Giải thích về Phái Sufi” http://www.bmf.org/iswp/speak-peace.html
  4. Phái Sufi và Ăn chay - http://www.superluminal.com/cookbook/essay_vegetarianism.html
  5. Kathleen Seidel, “Phục vụ Khách – Sách Gia chánh và Triển lãm Nghệ thuật Phái Sufi,” http://www.superluminal.com/cookbook/.
  6. http://www.islamicconcern.com/fatwas.asp về thuyết ăn chay (kèm theo phim của Imam Masri)
  7. “Quan tâm của Hồi giáo dành cho Thú vật” của Al-Hafiz Basheer Ahmad Masri. 1987. Athene Trust.
  8. Masri, Al-Hafiz Basheer Ahmad, Thú vật trong Hồi giáo," Petersfield, Anh quốc: Athene Trust, 1989. Một phân tích chi tiết về Kinh Koran và Hồi giáo có liên hệ đến thú vật. Trích đoạn có đăng trên trang mạng điện tử: http://www.chaionline.org/en/compassion/islam/heritage_islam_i.htm
  9. Ahmed, Rafeeque. Hồi giáo và Ăn chay. Đang chờ chi tiết thư mục đầy đủ.
  10. Attar : Ký ức về các vị thánh (sẵn có trên trang mạng điện tử: http://www.omphaloskepsis.com/collection/descriptions/mussm.html )
  11. Communiqué Agence France-Presse du 16 avril 1997, Soheib Bencheikh, Grand Mufti de la mosquée de Marseille (tiếng Pháp) (được phát hành trên trang mạng điện tử) – xem http://en.wikipedia.org/wiki/Soheib_Bencheikhhttp://www.lemonde.fr/web/article/0,1-0@2-3230,36-246040,0.html.
  12. http://membres.lycos.fr/islamica/exces.htm (Tiếng Pháp)
  13. http://www.themodernreligion.com/misc/an/an1.htm
  14. http://www.themodernreligion.com/misc/an/an2.htm
  15. http://www.vegblog.org/archive/2003/10/01/ islam_and_vegetarianism.php
  16. http://www.vegsource.com/biospirituality/islam.html
  17. http://www.thevegetarianchannel.com/directory/ Lifestyle/Religion_,038_Spirituality/Muslim/

15 tháng 2, 2010

Sự thay đổi tích cực phục hồi di sản cao quý của một đất nước

Từ năm 1997, học sinh ở Ấn Ðộ được quyền chọn có muốn mổ xẻ những sinh vật còn sống trong lớp vạn vật hay không. Luật này đã được đặt ra bởi tòa án Ðề Li để đáp lời kiến nghị của các hội ăn chay.

Buộc phải đề rõ sản phẩm chay ngoài bao gói

Trong năm 2001, trước áp lực của những cuộc vận động liên tục của các nhóm ăn chay, chính phủ Ấn quyết định bắt buộc các sản phẩm đóng bao phải ghi là chay hay không chay. Hiện giờ, mọi sản phẩm đều có một cái vòng tròn màu xanh lá cây hay màu nâu gần chỗ đề tên hay nhãn hiệu của thực phẩm. Màu xanh lá cây nghĩa là sản phẩm đó chay hoàn toàn, không có thành phần động vật hoặc trứng (nhưng có thể có vật liệu từ sữa). Vòng tròn màu nâu có nghĩa là sản phẩm đó có thành phần động vật. Ý kiến này tiết kiệm được rất nhiều thời giờ cho người ăn chay, mà trong tương lai hy vọng tất cả chính phủ khác sẽ áp dụng theo.

Thức ăn chay/không phải thức chay có ghi rõ trên sản phẩm đóng gói tại Ấn Độ. Vòng tròn xanh có nghĩa là sản phẩm chay tinh khiết.

Muốn biết thêm chi tiết, xin viếng địa chỉ mạng của hội ăn chay Ấn Ðộ tên là "Ðẹp Không Cần Ác": http://www.bwcindia.org/veg_campaign/veg_campaign_details.htm#laws

Cuộc vận động cứu mạng bò

Ðối với người Ấn Ðộ giáo, giết bò ăn thịt, theo truyền thống xem như là một trọng tội, nặng tương đương với tội giết mẹ. Từ khi những lò sát sinh mọc lên ở Ấn Ðộ, nhiều đoàn thể tôn giáo đã biểu tình chống đối. Các thành viên của một trong những hội này là hội Goraksa Sanchalan Samiti (tín đồ Thánh Vinoba, vị này là đệ tử của Mahatma Gandhi), đã giúp chúng tôi phát những tờ Lối Sống Mới tại thành phố Mumbai, cho hay họ đã biểu tình tại lò sát sinh Deonar ở Mumbai, suốt 15 năm nay, ngày cũng như đêm. Luôn luôn có năm người đứng ở đó, rồi những người này bị cảnh sát bắt đi, lập biên bản lý lịch cá nhân rồi lại được thả ra; trong khi đó năm người khác lại đến thay thế mấy người kia. Khi một trong những người này thấy chúng tôi phát tờ thông tin về ăn chay, ông xin nguyên một xấp, rồi đi phát một mình, mang theo một cái trống nhỏ và đội chiếc mũ của ông với phù hiệu đề chữ "Cứu mạng bò".

Ăn chay mới được mua nhà

Thành phố Mumbai (trước kia có tên là Bombay) có dân số là 16 triệu người, là thủ đô tài chính và thương nghiệp của Ấn Ðộ. Tại đây người ăn thịt thường bị gạt ra ngoài việc mua nhà đất. Bên Ấn Ðộ, không có đạo luật ngăn cản việc lập một hội đoàn và một khu nhà chung cư làm khu ở riêng, thí dụ cho người Thiên Chúa hay Ấn Ðộ giáo. Và vì nhiều người Ấn Ðộ trung cấp từ những nước láng giềng như Gujarat và Rajasthan (ăn chay trường) dọn tới Mumbai, nên có những hội nhà cửa yêu cầu người mua chung cư ở đó phải ăn chay trường. Chủ nhà của những nơi này rất gắt gao, họ sẽ không bán cho người ăn thịt mua cho dù được trả giá cao hơn những người ăn chay.

Còn có những nơi mà cả con đường và toàn thể khu vực đều ăn chay 98%, nhất là những nơi tín đồ Kỳ Na giáo sống (một trong những tôn giáo chính các tín đồ đều ăn chay tinh khiết).

Chuyển sang lối ăn uống từ bi Nhìn vào John Robbins, người tiên phong về ăn chay

Quyển sách "Lối ăn uống cho một tân Hoa Kỳ" của John Robbins , chỉ cho chúng ta thấy rằng sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của sự sống trên địa cầu tùy thuộc vào việc chúng ta thay đổi cách ăn uống với tình thương. "Bạn sẽ thấy rằng những thói quen ăn uống có thể cho bạn rất nhiều sức mạnh và sức khỏe, cũng chính những thói quen đó có thể giảm thiểu một cách đáng kể những đau khổ không cần thiết trên thế giới, và bảo tồn hệ sinh thái của chúng ta". (Lối ăn uống cho một tân Hoa Kỳ)

John Robbins được sinh vào một trong những gia đình giàu có nhất ở Hoa Kỳ. Cha của ông, Irving Robbins, là sáng lập viên và tổng giám đốc của công ty Baskin and Robbins, một hãng kem lớn nhất toàn cầu. Ông là người con trai duy nhất và được chuẩn bị để hướng nghiệp lãnh đạo và tiếp nối thương mại của gia đình. Nhưng khi lớn lên, ông quyết định bỏ đi cuộc sống phong phú này và theo đuổi lý tưởng cao hơn. Ðó là một giấc mơ tôn trọng và sống hài hòa với muôn loài, giấc mơ con người sống theo luật Tạo Hóa, và giấc mơ một xã hội lựa chọn một lối sống sáng suốt và từ bi.

Từ đó về sau, John Robbins cống hiến cuộc đời của mình khuyến khích người ta ăn chay để đưa đến những con người khỏe mạnh và một tinh cầu lành mạnh hơn. Ông thành lập tổ chức bất vụ lợi, "Bảo vệ Ðịa cầu" ("EarthSave") và viết sách nói về lối sống thiên nhiên, bao gồm quyển sách có tính thuyết phục và rất thịnh hành: "Lối ăn uống cho một tân Hoa Kỳ," là quyển sách đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về ăn chay, dinh dưỡng và đời sống của loài vật.

"Ngay tại lúc này, đa số chúng ta khi ngồi xuống để ăn, chúng ta không mấy ý thức rằng sự chọn lựa thức ăn của mình ảnh hưởng thế giới như thế nào. Chúng ta không biết là trong mỗi chiếc bánh mì bơ-gơ Big Mac có một phần của rừng nhiệt đới, và với mỗi tỉ bánh mì bơ-gơ bán ra thì hàng trăm chủng loại khác sẽ bị diệt chủng. Chúng ta không nghĩ tới là trong tiếng xèo xèo của miếng thịt bò nướng có sự đau khổ của loài vật, sự khai thác mặt đất mầu mỡ, triệt hạ cây rừng, tai hại đến hệ thống kinh tế, và tiêu mòn sức khỏe của chúng ta. Chúng ta không nghe được trong tiếng xèo xèo có tiếng than khóc của hàng triệu sinh linh đói khổ mà đáng lẽ có thể được nuôi dưỡng. Chúng ta không thấy chất độc tích lũy trong dây chuyền thức ăn, gây độc hại cho con cái chúng ta và cả hành tinh của chúng ta đến nhiều thế hệ về sau." (Lối ăn uống cho một tân Hoa Kỳ) Những lời nói và lối sống của John Robbins đã thôi thúc nhiều người khắp thế giới theo đuổi một lối sống với viễn ảnh cao cả hơn và tình thương sâu xa hơn.

Trang mạng:

  1. http://www.earthsave.org/
  2. http://www.ivu.org/people/writers/robbins.html

Việc ăn chay tinh khiết có hiệu quả trong việc trị bệnh tiểu đường loại 2

Khoa học gia và các nhà khảo cứu đã khám phá, qua một nghiên cứu chặt chẽ, rằng bệnh tiểu đường loại 2 có thể được chữa trị hiệu quả hơn bằng việc ăn chay tinh khiết ít mỡ, so với phép ăn tiêu chuẩn dành cho bệnh tiểu đường. Thật kinh ngạc, việc ăn chay tinh khiết có thể đạt hiệu quả hơn trong việc trị bệnh, so với phép chữa bằng cách uống thuốc trị tiểu đường.

Cuộc khảo cứu được điều hành bởi Ủy ban Bác sĩ về Dùng Thuốc có Lương tâm (Physicians Committee for Responsible Medicine - PCRM), viện đại học George Washington, và viện đại học Toronto, với quỹ tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia và Tổ chức Hoạt động Nghiên cứu và Giáo dục về Tiểu đường. Cuộc khảo cứu bao gồm 99 người mang bệnh tiểu đường loại 2. Một nửa tham dự viên đã theo phép ăn tiêu chuẩn dành cho bệnh tiểu đường, dựa trên hướng dẫn của Hội Tiểu đường Mỹ quốc, và một nửa theo phép ăn chay tinh khiết và không dùng sữa trong 22 tuần. Cả 2 nhóm được đo lường sự tiến bộ trong những triệu chứng tiểu đường căn bản. Các tham dự viên ăn chay đã cho thấy sự tiến bộ lớn lao hơn nhiều. Nói về phép ăn chay tinh khiết, bác sĩ Barnard, chủ tịch ủy ban PCRM, phát biểu: "Và tất cả những ‘tác dụng phụ’ đều là loại tốt - giảm cân, bớt lượng mỡ trong máu, và nói chung là sức khỏe tốt hơn".

Tiểu đường loại 2 là loại bệnh thông thường, ảnh hưởng từ 85 đến 90% tất cả những người bệnh tiểu đường. Bệnh này thường được xem là bệnh tuổi già, nhưng với lối sống ít thể dục, mỡ cao và không lành mạnh hiện nay, càng ngày càng nhiều giới trẻ bị ảnh hưởng, bao gồm cả trẻ em. Ðây là một bệnh do cách sống và có liên hệ chặt chẽ đến máu cao, mỡ cao, và mỡ dư thừa của thân thể chung quanh phần bụng. Khác với những người bệnh tiểu đường loại 1, tụy tạng của những người bệnh loại 2 vẫn tạo nên insulin, nhưng insulin không làm việc đúng mức, do đó tụy tạng cần sản xuất thêm, và cuối cùng đã không thể sản xuất đủ để giữ quân bình số lượng đường trong máu. Tại thời điểm này, bác sĩ thường cho uống thuốc hoặc chích insulin.

Ông Vance Warren, một tham dự viên 36 tuổi, là cựu cảnh sát viên tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, đã có được những kết quả thay đổi mạng sống từ phép ăn này: Ông giảm 74 cân Anh (33,5 kg), cholesterol giảm từ 221 xuống 148, và A1c (một tiêu chuẩn đo lường mức đường trong máu) từ hơn 9% giảm xuống còn 5,3% (độ bình thường là dưới 6%). Những tham dự viên khác cũng có những kết quả đáng kinh ngạc tương tự.

Xét về sự tiến bộ đáng kể về sức khỏe gặt hái được từ các tham dự viên trong chương trình, người ta có thể giả sử rằng, nếu những nguời này đã ăn thuần chay trước khi bệnh, có thể là họ sẽ không mắc bệnh. Kết quả cho thấy, qua cách lý luận thông thường, rằng phép ăn tiêu biểu của Tây phương, gồm thịt, mỡ và ngũ cốc chế biến, có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Có lẽ đã đến lúc chánh quyền nên bắt đầu giáo dục dân chúng trước khi họ mắc phải những bệnh này, để ngừa bệnh trước khi mang bệnh. Sau khi bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim, thông thường bác sĩ sẽ đề nghị họ thay đổi cách ăn uống, dùng thật ít chất béo và mỡ bảo hòa (saturated fat). Thay vì đề nghị những điều này sau khi mang bệnh, tại sao không đề nghị trước khi mang bệnh, để cứu mọi người khỏi sự đau khổ không cần thiết và hàng tỷ mỹ kim về phí tổn y tế.

Tham khảo:

  1. http://www.pcrm.org/newsletter/aug06/diabetes.html
  2. http://www.diabetesaustralia.com.au/fact_sheets/type02.html

Người đẹp ăn chay gợi hứng cho những tiêu chuẩn sâu sắc hơn

Thời đại hoàng kim đã hiển lộ nhiều linh hồn nhân ái tích cực dấn thân vào việc quảng bá lối sống hợp thiên nhiên. Cô hoa hậu Toàn vũ Anh Quốc năm 2005, Brooke Johnston, là một trong những người cao đẹp này, sử dụng địa vị nổi tiếng của mình một cách khẳng định bằng cách không ngừng nỗ lực đánh thức con người từ bỏ thói quen ăn thịt độc ác và không lành mạnh.

Brooke không những ăn chay đã 12 năm, cô còn là một nhà hoạt động cho quyền lợi thú vật. Gần đây, Brooke được mời làm người mẫu cho vận động quảng cáo mới nhất của Hội Tranh đấu Nhân đạo cho Loài Vật (PETA). Kêu gọi "Lật một tờ lá mới: Thử ăn chay", mục đích của quảng cáo là nâng cao ý thức và khuyến khích sự thay đổi cho quyền lợi thú vật và ăn chay.

Brooke Johnston bắt đầu ăn chay từ lúc 15 tuổi khi cô biết được loài vật bị đối xử và giết chết một cách tàn bạo như thế nào trong các xí nghiệp chăn nuôi. Trong cuộc vận động của PETA, Brooke tha thiết thuyết phục mọi người hãy thử ăn chay, dù chỉ một cuối tuần cũng được, để họ có thể cảm nhận được sự cải thiện về sức khỏe, năng lực và tâm tính của mình. Cô nhận xét rằng cô thấy khó tin khi người ta có thể cảm thấy tội nghiệp một đứa trẻ bị lạm dụng trên tin tức nhưng lại không có cùng cảm giác cho những loài vật suốt đời bị ngược đãi và nhốt trong lồng. Cô khuyến khích mọi người làm một chút nghiên cứu để biết loài vật bị đối đãi như thế nào trong nông xưởng chăn nuôi, rồi sau đó nghĩ xem có nên góp phần vào sự đau đớn kinh khủng đó không.

Johnston phát biểu: "Ăn chay rất dễ và ngon, và có thể thay đổi lớn lao cách quý bạn cảm nhận về chính mình và mức năng lượng của mình".

Tài liệu cho người bắt đầu ăn chay

Tập tài liệu cho người bắt đầu ăn chay do Ủy ban y sĩ cho một ngành y khoa có trách nhiệm (Physicians Committee for Responsible Medicine - PCRM) xuất bản là một phương cách rất hay để giới thiệu phép ăn chay đến những người có ý muốn theo cách ăn uống từ bi hơn hoặc để cho những ai muốn hiểu biết thêm về thực phẩm chay.

Tập tài liệu chứa đựng những thông tin quý giá về lợi ích sức khoẻ của thực phẩm chay, 3 bước dễ dàng làm theo, chỉ dẫn cách chuyển sang trường chay, dữ kiện về chất đạm và chất vôi, phép ăn chay cho trẻ em và phụ nữ có thai, công thức nấu chay lành mạnh, và đáng chú ý là "Bốn nhóm thực phẩm mới" do PCRM phát triển.

PCRM là một tổ chức bao gồm khoảng 5000 y sĩ và 100 ngàn thành viên khác quảng bá về dinh dưỡng, thuốc men phòng ngừa, làm nghiên cứu với đạo đức và chính sách y tế nhân đạo. Do đó những tài liệu cung cấp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi những chuyên gia về y tế và dinh dưỡng và hoàn toàn dựa trên chứng minh khoa học. Chắc chắn rằng đây là một phương pháp lý tưởng để giới thiệu mọi người lợi ích của sự trường chay và giúp họ khởi đầu một lối sống nhân ái và lành mạnh hơn. Tập tài liệu cho người bắt đầu ăn chay có thể dễ dàng tải miễn phí từ trang mạng của PCRM: http://www.pcrm.org/health/veginfo/vsk/index.html

Giải pháp cho khủng hoảng năng lượng: Thay thế nhiên liệu và ăn chay

Ăn chay thậm chí còn tốt cho môi trường hơn là lái chiếc xe hỗn hợp điện và xăng, theo một bài báo ấn hành ngày 12 tháng 4, 2006 trong Tạp chí Tác động Ðịa cầu (Earth Interactions), tạp chí của Hiệp hội Ðịa chất Hoa Kỳ. Giáo sư Gidon Eshel và giáo sư Pamela Martin của viện Ðại học Chicago đã nhận xét rằng phép ăn chay sẽ giảm được 1 tấn rưỡi thán khí mỗi năm, so sánh với việc giảm bớt 1 tấn thán khí bằng cách đổi từ chiếc xe thường (Toyota Camry) sang chiếc xe hỗn hợp điện và xăng (Toyota Prius). [1]

Một điều ngạc nhiên trong cuộc khảo cứu là giá năng lượng của việc ăn cá cũng cao gần bằng giá ăn thịt đỏ, do tổn phí lớn lao của việc chuyên chở cá trên tàu bè. Ðối với các nhà sinh vật học, cá và thịt thường được xem là "chất đạm rẻ tiền" cho loài thú ăn thịt. Tuy nhiên, đối với con người, điều này là ngược lại. Ðối với nhân loại, thí dụ như, năng suất (hiệu quả năng lượng được chia bởi nhiên liệu năng lượng) của chất đạm đến từ tôm là 0,5%, so với 510% của yến mạch. Những sản phẩm thú vật khác nằm trong khoảng 3%. Ðây chỉ nói về chất đạm, chưa kể đến những sinh tố khác mà trái cây và rau cải là nguồn cung cấp hữu hiệu hơn nhiều.[2]

Những khảo cứu gia cho biết, khảo cứu này thậm chí còn chưa bắt đầu đo lường cái giá lớn lao và lâu dài của năng lượng, liên quan đến việc sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên như nước trong khi sản xuất thịt. Tiến sĩ Eshel kết luận: "Chúng tôi nói rằng, càng gần với phép ăn chay tinh khiết, và càng xa phép ăn thông thường, thì càng tốt cho địa cầu".

Tiến sĩ Pamela Martin và tiến sĩ Gidon Eshel của viện Ðại học Chicago bàn về đề tài năng lượng trong khi đang thưởng thức bữa chay.

Lính cứu hỏa chuyển sang trường chay

Tiểu bang Texas thường nổi tiếng với hình ảnh những chàng cao-bồi mặc quần jean, đội mũ rộng vành, mang thắt lưng da lớn với chiếc khóa thắt lưng to. Ngoài ra, dân Texas cung nổi tiếng là những người ăn thịt nhiều. Vì vậy, khi 5 nhân viên cứu hỏa trong thủ phủ Austin của tiểu bang chuyển sang trường chay, đây là tin tức đáng kinh ngạc đối với dân địa phương cũng như là báo chí trên toàn nước Mỹ.

Theo thông tin trên Website của Trạm cứu hỏa số 2 www.engine2.org trong thành phố Austin, "...nhiều phụ nữ lái xe BMW đã ngừng lại trước xe cứu hỏa và hỏi các nhân viên có phải họ là lính cứu hỏa ăn chay không". Và các phụ nữ đã thất vọng khi nghe họ trả lời: "Không, đó là Trạm số 2".

Một nhà hàng địa phương đã đặt một món ăn mang tên trạm cứu hỏa: Bánh mì chay Trạm 2 (Engine 2 Veggie Sandwich). Ngoài ra, Hội Những Người Ủng hộ Ðối xử Nhân đạo với Thú vật (People for the Ethical Treatment of Animals - PETA) đã ban tặng họ tưởng lục "Trạm cứu hỏa thân thiện với thú vật trong năm".

Tất cả bắt đầu từ một cuộc đo lượng mỡ trong máu theo thường lệ. Hiệp hội về Tim ở Hoa Kỳ (The American Heart Association) thẩm định rằng những ai có lượng mỡ trong máu (cholesterol) trên 240 mg là thuộc diện rủi ro cao. Nhân viên cứu hỏa Rae, mới 37 tuổi, được cho biết lượng mỡ của anh lên đến 344. Tất cả những thân nhân phái nam trong gia đình anh Rae, trừ một người, đều chết vì bệnh tim trước 60 tuổi. Cha anh, người duy nhất còn sống sót, đã bị nhồi máu cơ tim và đã trải qua cuộc giải phẫu 3 động mạch tim trong tuổi ngũ tuần.

Ðược biết kết quả thử máu của bạn đồng nghiệp, nhân viên cứu hỏa Esselstyn, 43 tuổi, khuyên anh Rae nên chuyển sang trường chay. Anh Esselstyn từng là lực sĩ chuyên nghiệp ba bộ môn thể thao phối hợp trong suốt một thập niên, trước khi tham gia làm nhân viên trạm cứu hỏa vào năm 1997. Anh Esselstyn đã ăn chay trong suốt thời gian này, bắt đầu từ năm 1986 và chuyển sang thuần chay (vegan) vào năm 2002. Cha của anh, bác sĩ Caldwell B. Esselstyn Jr., là bác sĩ giải phẫu tại y viện Cleveland Clinic, được tạp chí U.S. News & World Report đánh giá là một trong bốn bệnh viện hạng nhất nước Mỹ.[1]; Bác sĩ Esselstyn đã điều hành cuộc khảo cứu 12 năm với những bệnh nhân xem như bị bệnh tim vào thời kỳ chót.

Kết quả cuộc khảo cứu cho thấy "...Cho dù người Mỹ giữ lượng mỡ trong máu dưới 200 mg/dL theo lời khuyên của Hiệp hội về Tim ở Hoa Kỳ, hàng triệu người vẫn bị bệnh tim mạch vành (coronary artery disease)". Cuộc khảo cứu kết luận, ngoài việc giữ cholesterol thấp, "một phép ăn dựa trên thực vật, với số lượng dầu mỡ dưới 10%, sẽ giữ cho bệnh tim mạch vành không phát sinh, làm ngưng sự phát triển của bệnh đã phát, và thậm chí có thể đảo ngược tình trạng bệnh lý của nhiều bệnh nhân". [2]

Ðể giúp các bạn đồng sự chuyển sang ăn chay, anh Esselstyn đã nấu những món chay hấp dẫn, kể cả món enchiladas của ca sĩ Paul McCartney với rau dền và nấm portobello. Sau khi ăn thử, những món này đã thuyết phục được một thành viên của trạm cứu hỏa: trung úy Scott Walters cũng chuyển sang trường chay.

Kế tiếp, trung úy Walters làm món kem sô-cô-la đậu hũ cho một nhân viên cứu hỏa tự xưng là người "ghét ăn chay", và món này đã thuyết phục anh chuyển sang ăn chay. Hiện tại, toàn thể 5 thành viên Trạm cứu hỏa số 2 - James Rae, Rip Esselstyn, Matt Moore, Derick Zwerneman, và Scott Walters - đều ăn chay, và đã tạo được sự chú ý của cư dân thành phố Austin cũng như là báo chí trên khắp Hoa Kỳ.

Nói về phép trường chay tinh khiết, anh Esselstyn phát biểu: "Vì lý do nhân đạo và môi sinh, đây là con đường tốt nhất. Nếu có ai cho rằng loài heo, bò hay gà không có cảm tính giống như chó hay mèo thì thật là nực cười". Anh cũng chỉ rõ rằng xí nghiệp chăn nuôi là bất nhân và làm tổn hại môi sinh.

Ngoài việc cảm thấy khoẻ mạnh hơn từ khi chuyển sang trường chay, nhân viên cứu hỏa Rae còn thấy lượng mỡ trong máu của anh đã hạ xuống còn 196.

Ðể biết thêm chi tiết, xin viếng: http://www.engine2.org/site/index.php?option=com_content&task=view&id=19&Itemid=13

Tương lai đầy hứa hẹn cho việc ăn chay

Những Nhân Vật Nổi Danh Đẩy Mạnh Việc Ăn Chay Và Quyền Lợi Cho Súc Vật

(♥♥♥♥♥♥) Paul McCartney và cô con gái Stella (một thiết kế gia trang phục có tiếng) là hai phát ngôn viên nổi tiếng trong việc cổ động về ăn chay bên Anh Quốc, nơi số người ăn chay lên gần gấp đôi trong mười năm qua và 27% dân số cho biết họ có ý định bỏ ăn thịt.

“Mỗi tuần ở Anh, hàng ngàn người từ bỏ những bữa ăn cổ truyền có thịt để đổi lấy điều gì tươi mát, ngon bổ, thỏa mãn, tốt cho sức khỏe, tử tế hơn và có lợi cho môi sinh. Thức ăn chay cho ta những lợi ích này và nhiều lợi ích khác... Hoan nghênh xu hướng ăn uống ngon nhất, nói đến nhiều nhất, phát triển mau chóng nhất của thiên kỷ mới - đó là ăn chay!”

~ Stella McCartney

Stella cũng hoạt động nhiều trong chiến dịch chống dùng lông thú, khuyến khích việc dùng những vật liệu không lấy từ da thú như các loại hàng nhân tạo để làm y phục cho người.[1]

(♥♥♥♥♥♥)Giải Oscar 2006 nữ tài tử xuất sắc nhất: năm nay rơi vào tay cô Reese Witherspoon, người ăn chay trường tinh khiết, là phát ngôn viên ủng hộ cho đoàn thể tranh đấu cho quyền lợi thú vật, PETA.

(♥♥♥♥♥♥)Người được đề cử cho giải Oscar 2006 nam tài tử xuất sắc nhất: Anh Joaquin Phoenix, nhân vật ủng hộ việc ăn chay và quyền lợi thú vật.

(♥♥♥♥♥) Phim Supersize Me: được đề cử giải Oscar 2005, cuốn phim tài liệu này nói về những nguy cơ của việc ăn bánh mì thịt hamburger, đã trở thành cuốn phim tài liệu ghê rợn hàng thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ.

(♥♥♥♥♥) Fast Food Nation: Cuốn phim này dựa vào quyển sách bán chạy nhất trong năm 2002 nói về những hậu quả vô cùng phủ định của kỹ nghệ thịt, sẽ ra mắt khán giả trong năm nay. Ðạo diễn là ông Richard Linklater, một người ăn chay ở Hollywood.

(♥♥♥♥♥) Dennis Kucinich, Nghị sĩ Hoa Kỳ từ tiểu bang Ohio, là một người ăn chay tinh khiết (không dùng sữa hay trứng), tiếp tục tham gia chiến dịch "bất bạo động là nguyên tắc tổ chức xã hội" và thiết lập Bộ Hòa Bình. Sau khi bắt đầu sự nghiệp của ông là thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ông đã bế quan 15 năm tại sa mạc tiểu bang New Mexico để dành nhiều thời gian tu hành. Ông là một trong những hội viên nghèo nhất trong Quốc Hội, sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, cống hiến tất cả công sức và thời gian của mình vào các nỗ lực hòa bình.

Siêu thị gieo xu hướng ăn chay

(♥♥♥)Wal-mart: Với 100 triệu khách hàng mỗi tuần, là tiệm bán lẻ lớn nhất trên thế giới, gần đây đã thông báo rằng tiệm sẽ gia tăng gấp đôi các loại thực phẩm hữu cơ để tất cả mọi người có thể dễ dàng mua được thực phẩm hữu cơ và phá bỏ ấn tượng cho rằng đồ hữu cơ chỉ dành cho những người giàu có! Sau khi để ý tới những tiệm thực phẩm hữu cơ nhỏ bé nhưng phát triển mau chóng trong nhiều năm qua, bây giờ Wal-mart đã quyết định xúc tiến. (Tin Yahoo! Ngày 6 tháng 3, 2006)

(♥♥♥♥♥)Whole Foods: Hiện nay là công ty với hàng loạt siêu thị lớn đứng hạng thứ tư trên nước Mỹ và là tiệm thực phẩm hữu cơ lớn nhất thế giới, Công ty Whole Foods được thiết lập đầu tiên bởi ông John Mackey, người ăn chay thuộc tiểu bang Texas. Ðược biết ông Mackey tặng rất nhiều tiền kiếm được cho các đoàn thể tu hành và giúp đỡ thú vật. Ông thuyết giảng tại các trường đại học về những sự ghê rợn xảy ra trong các xưởng nuôi gia súc. Mackey phát biểu gần đây trước khán giả tại đại học Princeton University: "Các xưởng nuôi gia súc trong vòng 30 năm nữa sẽ bị tuyên bố là bất hợp pháp".[2]