Quan sát gần hơn, người ta sẽ thấy giáo lý Hồi giáo biểu lộ rằng Hồi giáo là một tôn giáo rất từ bi, nhất là về phúc lợi thú vật. Ðặc biệt là Hồi giáo không cấm việc ăn chay. Ðiều đáng chú ý là nhiều quốc gia Hồi giáo đang thức tỉnh trước lợi ích của việc ăn chay, và thấy rằng việc ăn chay được ủng hộ bởi niềm tin Hồi giáo. Thí dụ như Hội người Ba Tư Ăn chay (Iranian Vegetarian Society) trụ sở đặt tại quốc gia Hồi giáo chính thống Ba Tư rất tích cực trong việc quảng bá sự lợi ích của việc ăn chay trong thế giới Hồi giáo mới, về cả hai phương diện sức khỏe và quyền lợi thú vật. Trong năm 1995, một Hội Ăn Chay Hồi giáo (Muslim Vegetarian/Vegan Society) đã được thành lập tại Anh quốc *2, để quảng bá ăn chay theo giáo lý Kinh Koran, và chứng tỏ rằng sự nhân ái và từ bi đối với thú vật là những đức hạnh trong Hồi giáo.
Thiên Kinh Koran và lòng từ đối với thú vật
Nhiều đoạn kinh trong Thiên Kinh Koran đề cập đến tính thiêng liêng của mạng sống thú vật và quyền bình đẳng của thú vật được quyền sống một cuộc đời bình an, để tìm Thượng Ðế và phát triển hướng về ý thức Thượng Ðế, rất tương tự với nhân loại trên địa cầu:
"Không một con thú nào (sống trên) địa cầu, cũng không một chúng sinh nào bay trên cánh của chúng, mà không (tạo thành một phần của) cộng đồng giống như các người. Chúng ta không bỏ quên điều gì từ Quyển Kinh, và (tất cả) chúng sẽ được tụ họp cùng Thượng Ðế vào giây phút cuối cùng." (Sura 6:38) *3
"Hãy xem phải chăng Allah đang khen ngợi tất cả các sinh vật trên thiên đàng và trên trái đất, đang ăn mừng và những chim muông (trong không gian) với đôi cánh giương rộng? Mỗi con đều biết cách cầu nguyện và ca ngợi của riêng mình, và Allah biết rõ tất cả những việc chúng làm." (Sura 24:41)
Thú vật tạo thành cộng đồng và đồng thời cũng cống hiến nhiều sự giúp đỡ cho nhân loại. Thiên Kinh Koran không hề đề cập rằng chúng ta nên là kẻ giết hại những thú vật này:
"Chúng ta đã tạo nên thú vật để lệ thuộc vào các người, để các người biết ơn (Sura 22:36).
Ngài đã biến các người thành phó nhiếp chính (người thừa kế) trên trái đất". (Sura 35:39)
Thiên Kinh Koran nhấn mạnh rằng thú vật và con người cùng chia sẻ quân bình những tài nguyên của trái đất (Sura 25:48-49, 32:27, 79:31-33), và cũng đề cập rằng trong mắt của Thượng Ðế, chúng bình đẳng với con người, và Ngài câu thông với chúng như là Ngài câu thông với con người:
"Và Chúa của ngươi tiết lộ cho loài ong, nói rằng: ‘Hãy làm tổ trong rừng và trong cây, và trong chỗ ở (loài người)’ ". (Sura 16:68)
Thiên Kinh Koran cũng dùng từ Ả Rập "Wahi" để nói về thiên khải của Thượng Ðế cho tất cả những vị tiên tri của Ngài, kể cả vị Thiên tiên tri Mô-ha-mét (pbuh4). Cách dùng từ này cũng được sử dụng trong trường hợp của loài ong, cho thấy rằng thú vật có đủ mức thiên tư về tâm linh để hiểu và tuân theo thông điệp của Thượng Ðế.
Thêm vào đó, có nhiều đoạn trong Thiên Kinh Koran trong đó Thượng Ðế nhấn mạnh đến việc dùng trái cây và rau cải để duy trì cho cả con người lẫn thú vật (Sura 6:141, 6:151, 16:67, Sura 23:19), cũng như để cho sức khỏe và môi trường tốt đẹp hơn cho người Hồi giáo.
Hadith - Giáo lý sinh thời của các vị tiên tri và thánh Hồi giáo
Hadith (có nghĩa là "truyền thống") trong Hồi giáo đề cập đến những lời dạy của Tiên tri Mô-ha-mét. Hadith thường được dạy trong văn hóa Hồi giáo như là một phần của thần học Hồi giáo.
Nhiều đoạn kinh Hadith từ cuộc đời của Tiên tri Mô-ha-mét cũng như của các vị thánh Hồi giáo đã truyền đạt lòng từ bi và nhân ái sâu xa đến thú vật, và đề nghị rằng nhiệm vụ chính của tất cả mọi người Hồi giáo là chăm sóc cho phúc lợi thú vật. Vị tiên tri cũng nhấn mạnh về sự quan trọng và hiệu quả của phép ăn dựa trên rau cải, thậm chí còn cấm việc sử dụng da thú:
"Ðừng cho phép bao tử các ngươi trở nên nghĩa địa!"
"Làm một việc tốt cho thú vật cũng có công đức như làm việc tốt cho con người, trong khi làm một việc ác đối với thú vật cũng xấu như làm việc ác đối với con người".
"Tất cả mọi sinh vật giống như một gia đình (Ayal) của Thượng Ðế: và Ngài yêu thương nhất những kẻ làm lợi ích nhất cho gia đình Ngài".
"Người nào thương hại (thậm chí) cho một con chim sẻ và tha mạng nó, Allah sẽ từ bi đối với người này trong Ngày Phán Xét".
"Allah sẽ không tha thứ bất cứ ai, trừ những kẻ tha thứ những sinh vật khác.
Nơi nào có nhiều rau cải, các thiên thần sẽ giáng xuống nơi đó".
Nhiều vị Sufi (những nhà tu thần bí Hồi giáo) phát biểu rằng ăn chay hoàn toàn phù hợp với học thuyết và phương châm Hồi giáo. Vị sufi Qadiri shaikh Abdul Karim Jili, bàn về lời khuyên của Ibn Arabi nên tránh dùng mỡ thú vật trong thời gian bế quan, nói rằng "mỡ thú vật làm tăng thú tính, và giá trị của chúng sẽ lấn lướt giá trị tâm linh".
Tương tự vậy, vị Chishti Sufi Inayat Khan, người giới thiệu những nguyên lý Sufi đến Âu Châu và Mỹ Châu vào đầu thế kỷ 20 đã nói rằng việc ăn chay tạo lòng từ bi và bất bạo động đến các sinh vật, và ăn chay giúp tinh lọc thân thể cũng như là những giác quan tâm linh.
Vị Sufi Tích Lan Qadiri Bawa Muhaiyaddeen trong thế kỷ vừa qua cũng khuyến khích ăn chay, ngài nói rằng sự kiêu mạn và giận dữ có thể giảm bớt nếu người ta bỏ thịt khỏi thức ăn. Ngài dạy rằng việc ăn thịt tạo nên sự phát triển thú tính, trong khi việc dùng thực vật và sữa làm tăng thêm những phẩm chất bình an; và ngài chú thích rằng những luật Hồi giáo cấm giết hại thú vật nếu được theo đúng sẽ có hiệu quả giảm thiểu số thú vật bị giết làm thức ăn. Nói về việc này và về quan niệm Qurbani (hy sinh thú vật) trong Hồi giáo, Bawa phát biểu:
"Có lần vị Rasul *5 của Allah nói với người em họ: ‘Ô! Ali, không nên ăn thịt. Nếu em ăn thịt trong 40 ngày, những phẩm chất này sẽ vào bên trong em. Từ đó, phẩm chất con người của em sẽ thay đổi, phẩm chất từ bi của em sẽ thay đổi, và bản thể của em sẽ thay đổi’".
"Trong thời gian này người Ả Rập hay có gia súc, lạc đà, dê, bơ sữa trâu lỏng, chà là, bột mì, và tất cả những thứ này. Họ không có rau hay cà-ri. Ðó là thời kỳ ăn thịt. Rồi Mohammed Rasul giáng trần. Ngài không thể hoàn toàn cấm họ ăn thịt, bởi vì đây là thức ăn duy nhất của họ. Ngài không thể bảo họ đừng ăn thịt, bởi vì họ có thể sẽ giết ngài. Do đó, ngài phải dạy từ từ và giải thích mỗi lúc một chút".
"Qurban, hay giáo điều tụng Kalimah Thứ Ba *6 khi giết thú vật theo nghi thức, cũng được gửi xuống để ngưng sự giết chóc này. Và giống như vậy, sự khác biệt giữa Haraam (giới cấm) và Halaal (được phép) được gửi xuống. Tất cả các vị Tiên tri đến để từ từ sửa đổi con người, dần dần giảm bớt những hành động đi ngược lại những điều luật của Thượng Ðế, và từ từ giảm bớt sự kiêu mạn. Dần dần, từng chút một, những việc này giảm bớt".
Vị Sufi nhà thơ thế kỷ thứ 15 Kabir Sahib rõ rệt đã lên án việc ăn thịt. Xem đó là sự thất bại của lòng từ bi, ông nói rằng ngay cả việc làm bạn với người ăn thịt cũng có hại cho linh hồn. Ông nhấn mạnh rằng, thay vì giết thú vật, chúng ta nên "giết" năm dục vọng là đắm đuối, tham lam, ràng buộc, giận dữ và kiêu mạn:
Ồ! Người Hồi giáo, tôi thấy các người nhịn ăn trong ngày, Nhưng rồi để chấm dứt nhịn ăn, các người giết bò vào buổi tối, Một mặt là hiến dâng, mặt khác là sát sinh? Làm sao Thượng Ðế có thể hài lòng? Các bạn, hãy cắt cổ lòng giận dữ, Và hãy giết những tai hại của sự thịnh nộ mù quáng, Vì những ai giết bỏ năm dục vọng, Ðắm đuối, giận dữ, tham lam, ràng buộc và kiêu mạn, Chắc chắn sẽ được gặp Ðấng Tối Cao. (Trích từ "Về việc Ăn Thịt" từ Kabir, con người Thần bí)
Lời kết
Từ giáo lý của Thiên Kinh Koran cũng như là Tiên tri Mô-ha-mét và những vị Thánh Hồi giáo, rõ rệt là Hồi giáo xem lòng từ bi đối với thú vật là bổn phận của con người. Những nghiên cứu gần đây thậm chí đã cho thấy việc hy sinh thú vật (qurbani) trong những lễ hội Hồi giáo không còn được khuyến khích, do lòng từ bi muốn tránh đau khổ cho thú vật cũng như sự quan tâm cho sức khỏe con người. Thiên Kinh Koran nói rõ rằng hành động hy sinh là biểu tượng của sự rộng lượng và bố thí của con người; và việc giết thú vật để cúng dường thịt không thể đem đến sự cứu rỗi cho nhân loại:
"Thịt và máu của chúng không đến với Allah, mà lòng tin của các người đến với Ngài. Vì vậy, Chúng ta cho chúng lệ thuộc vào các người để các người có thể tán dương Allah rằng Ngài đã hướng dẫn các người. Và hãy đem thông tin tốt (O Mô-ha-mét) đến cho người tốt". (Sura 22:37)
Vào thời điểm hiện tại khi những ý thức cao về những đề tài này bắt đầu xuất hiện, một số học giả *7 Hồi giáo đã đề nghị rằng sẽ có ngày người Hồi giáo dùng những phương tiện khác để cúng dường thay vì nghi thức hy sinh thú vật.
Bài viết ngắn này cho thấy dù một số người Hồi giáo có những sự tin tưởng và thực hành khác, niềm tin và giáo lý Hồi giáo rõ rệt đã công nhận sự thiêng liêng của mạng sống thú vật. Hồi giáo không bao giờ gợi ý rằng con người có thể giết thú vật để ăn thịt. Thiên Kinh Koran và rất nhiều vị thánh Hồi giáo đã nhấn mạnh sự lợi ích của phép ăn không thịt dựa trên rau cải, và ảnh hưởng của chúng cho con người cũng như là cho sinh thái của địa cầu. Những độc giả có hứng thú có thể tìm hiểu thêm những tham khảo dưới đây để phân tích sâu xa hơn quan điểm của Hồi giáo về thú vật.
Chú thích:
[1] Câu nói Ả Rập này, có nghĩa là “Nhân danh Thượng Ðế, Tình thương và Tha Thứ,” bắt đầu tất cả bài kinh trong Thiên Kinh Koran. Nhiều tín đồ Hồi giáo niệm câu này trước khi bắt đầu nói chuyện hay làm việc.
[2] http://www.ivu.org/news/1-96/muslim.html
[3] Thiên Kinh Koran gồm 114 chương được biết là thiên xura, mỗi chương gồm nhiều câu kinh. Ký hiệu “x:y” có ý nói đến chương x:câu y.
[4] Xin Hòa Bình Đến Với Ngài
[5] Đấng Tiên Tri
[6] The Third “Word”
[7] Sheikh Farid Wagdi, về Sự hy sinh, trong “Thú vật trong Hồi giáo của Al-Hafiz B.A. Masri (trang 117)
Tham khảo:
Bạn có thể tìm thấy tài liệu tham khảo riêng, nhiều sách và trang mạng Hồi giáo sẽ giúp bạn trong việc tìm kiếm Chân Lý, một số liệt kê bên dưới:
- Bawa Muhaiyaddeen, http://www.bmf.org/ & http://members.aol.com/yahyam/bawaveg.html
- Bawa Muhaiyaddeen “Hồi giáo và Hòa bình Thế giới
- Giải thích về Phái Sufi” http://www.bmf.org/iswp/speak-peace.html
- Phái Sufi và Ăn chay - http://www.superluminal.com/cookbook/essay_vegetarianism.html
- Kathleen Seidel, “Phục vụ Khách – Sách Gia chánh và Triển lãm Nghệ thuật Phái Sufi,” http://www.superluminal.com/cookbook/.
- http://www.islamicconcern.com/fatwas.asp về thuyết ăn chay (kèm theo phim của Imam Masri)
- “Quan tâm của Hồi giáo dành cho Thú vật” của Al-Hafiz Basheer Ahmad Masri. 1987. Athene Trust.
- Masri, Al-Hafiz Basheer Ahmad, Thú vật trong Hồi giáo," Petersfield, Anh quốc: Athene Trust, 1989. Một phân tích chi tiết về Kinh Koran và Hồi giáo có liên hệ đến thú vật. Trích đoạn có đăng trên trang mạng điện tử: http://www.chaionline.org/en/compassion/islam/heritage_islam_i.htm
- Ahmed, Rafeeque. Hồi giáo và Ăn chay. Đang chờ chi tiết thư mục đầy đủ.
- Attar : Ký ức về các vị thánh (sẵn có trên trang mạng điện tử: http://www.omphaloskepsis.com/collection/descriptions/mussm.html )
- Communiqué Agence France-Presse du 16 avril 1997, Soheib Bencheikh, Grand Mufti de la mosquée de Marseille (tiếng Pháp) (được phát hành trên trang mạng điện tử) – xem http://en.wikipedia.org/wiki/Soheib_Bencheikh và http://www.lemonde.fr/web/article/0,1-0@2-3230,36-246040,0.html.
- http://membres.lycos.fr/islamica/exces.htm (Tiếng Pháp)
- http://www.themodernreligion.com/misc/an/an1.htm
- http://www.themodernreligion.com/misc/an/an2.htm
- http://www.vegblog.org/archive/2003/10/01/ islam_and_vegetarianism.php
- http://www.vegsource.com/biospirituality/islam.html
- http://www.thevegetarianchannel.com/directory/ Lifestyle/Religion_,038_Spirituality/Muslim/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét